Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Bùi Bá Quân
Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu sự luận giải về Dịch đồ học Chu Tử của Nho gia Việt Nam thời Trung đại”

1. Họ và tên: Bùi Bá Quân                                              2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 07/12/1984                                                4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3253/2016/QĐ-XHNV ngày 30/9/2016 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu sự luận giải về Dịch đồ học Chu Tử của Nho gia Việt Nam thời Trung đại”

8. Chuyên ngành: Hán Nôm                                            9. Mã số: 62 22 01 04

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Kim Sơn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Thứ nhất, luận án đã xác định được danh sách tài liệu Hán Nôm về Dịch đồ học Chu Tử, bao gồm 52 tác phẩm với trên 100 văn bản Hán Nôm ở nhiều kho sách khác nhau. Từ đó, luận án đã nghiên cứu cụ thể 38 tác phẩm, tương ứng với 87 văn bản, tổng độ dài khoảng 15.000 trang tư liệu. Luận án đã giải quyết được nhiều vấn đề then chốt và phức tạp về văn bản học, như tác giả, niên đại, dị bản, trùng bản, quá trình truyền bản, v.v.. Đồng thời, luận án đã đi vào tìm hiểu 190 đồ hình Dịch học có lưu trong các văn bản nói trên. NCS cũng đã tuyển dịch một số phần luận giải về Dịch đồ học Chu Tử trong 7 tác phẩm Hán Nôm tiêu biểu, kết quả là 88 trang bản dịch trong Phụ lục 4. Việc phiên dịch này góp phần tăng cường độ tin cậy của các thông tin và luận điểm khoa học của luận án.

- Thứ hai, luận án đã đưa ra một số kết luận quan trọng về quan điểm, phương pháp, nội dung luận giải Dịch đồ học của Nho gia Việt Nam. Luận án đã chỉ ra có hai khuynh hướng luận giải: 1) Hoàn toàn trung thành với Đồ thuyết của Chu Tử, tự hào là công thần của Trình - Chu; 2) Tiếp thu có chọn lọc trên tinh thần phản biện. Về phương pháp luận giải, Nho gia Việt Nam thường sử dụng huấn hỗ, kết hợp đồ với thuyết, và dùng Dịch chứng Y, dùng Y chứng Dịch. Nghiên cứu của luận án cho thấy sự luận giải Dịch đồ học ở Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX đại thể tương tự như ở Trung Quốc thời Minh, chủ yếu là tông thuật, xiển phát nghĩa lý Dịch đồ học của Thiệu Tử và Chu Tử. Tuy nhiên, sự luận giải của Nho gia Việt Nam thiên về phục vụ giáo dục khoa cử nên không chủ trương đi vào một số vấn đề căn cốt của Dịch đồ học. Mặc dù vậy, một số nhà nho như Lê Quý Đôn, Nguyễn Văn Siêu, Lê Văn Ngữ có xu hướng tiếp thu và cập nhật Dịch học thời Thanh, từ đó nêu ra một số ý phê phán hoặc cải chính Dịch đồ học của Chu Tử, nhưng những kiến giải đó chưa đủ mạnh để tạo thành học phái phê phán Chu Tử như ở Trung Quốc thời Thanh hay ở Nhật Bản thời Đức Xuyên (Tokugawa).

- Thứ ba, các kết quả nghiên cứu của luận án có đóng góp tích cực cho việc phát triển những hiểu biết mới về một số lĩnh vực học thuật khác như văn học, y học, tín ngưỡng, kiến trúc, mỹ thuật. Ví dụ, như luận án đã bước đầu chỉ ra, thông qua việc đọc hiểu nội dung Dịch đồ học được truyền bá ở Việt Nam trước thế kỷ XX, chúng ta có cơ sở để khẳng định những tri thức về Kinh Dịch và Dịch đồ học có liên hệ mất thiết với y học truyền thống và ngược lại.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng trong nghiên cứu và đào tạo thuộc một số ngành khoa học xã hội và nhân văn.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Dịch đồ học Chu Tử tại Việt Nam trong mối liên hệ với giáo dục khoa cử.

- Sự lưu truyền và tiếp biến Dịch đồ học Chu Tử tại Việt Nam.

- Dịch đồ học Chu Tử tại Việt Nam trong bối cảnh Đông Á.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

[1] 裴伯鈞撰(2011),<易膚叢說景印弁言>,收入《東亞儒學資料叢書·易膚叢說》,國立臺灣大學出版中心,臺北.

[2] 佚名撰(2013),《易膚叢說》,鄧德良、裴伯鈞校點,收入《儒藏精華編越南之部第一册》北京大學出版社,北京.

[3] Bùi Bá Quân (2015) “Quan niệm về ‘tượng’ và sự ‘suy diễn’ Dịch đồ ‘tượng’ của Chu Tử trong Hi kinh lãi trắc”, Nguyễn Kim Sơn (Chủ biên), Kinh điển Nho gia tại Việt Nam (The Confucian Canon in Vietnam), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.284-308.

[4] Bùi Bá Quân (2017), “Luận giải của Y gia Việt Nam về mệnh đề ‘Bất tri Dịch, bất túc dĩ ngôn thái y’ (Không biết Dịch, thì không thể bàn về Y)”, Nguyễn Kim Sơn (Chủ biên), Nho học Đông Á: Truyền thống và hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.428-459.

[5] Bùi Bá Quân (2017), “Thực hành Phệ pháp và thể nghiệm Dịch lý của nhà nho Việt Nam thời Nguyễn: Qua nghiên cứu trường hợp Nguyễn Văn Lý”, Tạp chí Hán Nôm 2 (141), tr.60-72.

[6] Bùi Bá Quân (2018), “Quan điểm của Ngô Thế Vinh về chữ “Dịch” trong Trúc Đường Chu dịch tùy bút”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn Tập 4 (3b), tr.413-431.

 Nguyễn Quốc Hưng
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   |