Chương trình đào tạo thạc sĩ
Trang chủ   >  ĐÀO TẠO  >   Chương trình đào tạo thạc sĩ  >  
Chuyên ngành Quản lí Giáo dục (Tiến sĩ)

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ

Ngµnh: Quản lí Giáo dục

Chuyªn ngµnh: Quản lí Giáo dục

M· sè:  62 14 05 01

(Ban hành kèm theo Quyết định số………/SĐH, ngày………tháng……năm 2007

 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Về kiến thức:

- Chương trình đào tạo nhằm bồi dưỡng nâng cao cho nghiên cứu sinh:

- Những kiến thức chuyên sâu, hiện đại về giáo dục học, về khoa học quản lý nói chung, và quản lý giáo dục nói riêng, về những vấn đề kinh tế - xã hội của phát triển giáo dục, kiến thức chuyên sâu chuyên ngành hẹp và kỹ năng về quản lý giáo dục.

- Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung và khoa học quản lý giáo dục nói riêng.

Về kỹ năng

- Chương trình đào tạo nhằm trang bị cho nghiên cứu sinh các kỹ năng:

 - Kỹ năng vận dụng những kiến thức về khoa học giáo dục và quản lý giáo dục vào quản lý các cơ sở giáo dục và các hoạt động giáo dục, sư phạm;

- Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các hoạt động giáo dục như một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý giáo dục;

- Có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, hướng dẫn nghiên cứu khoa học giáo dục.

Về năng lực

- Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, Tiến sĩ quản lý giáo dục có thể:

- Đảm nhiệm tốt các công tác tại các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo, các tổ chức xã hội khác;

- Giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục và viện nghiên cứu khoa học giáo dục;

- Tham gia thiết kế, triển khai và quản lý các dự án giáo dục.

Về nghiên cứu

- Đề tài của luận án tiến sĩ sẽ thực hiện theo các hướng sau đây: Lý luận và lịch sử giáo dục, Lý luận về dạy - học, Lý luận về quá trình giáo dục, Những vấn đề kinh tế - xã hội của phát triển giáo dục, Giáo dục học so sánh, Quản lý giáo dục - đào tạo đối với các ngành học, bậc học, đánh giá trong giáo dục….

 

II. TÊN VĂN BẰNG VÀ MÔN THI TUYỂN SINH

1. Tên văn bằng

+ Tên tiếng Việt: Tiến sĩ  Quản lý giáo dục

+ Tên tiếng Anh: Doctor of Philosophy  in Education Management

 

2. Môn thi tuyển sinh

Đối với thí sinh chưa có bằng thạc sĩ

Môn thi Cơ bản: Logic học.

Môn thi Cơ sở:  Giáo dục học.

Môn chuyên ngành: Đại cương khoa học quản lí.

Môn Ngoại ngữ: Trình độ C, một trong 5 thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.

Bảo vệ đề cương nghiên cứu.

Đối với thí sinh có bằng thạc sĩ

Môn chuyên ngành: Đại cương khoa học quản lí.

Môn Ngoại ngữ: Trình độ C, một trong 5 thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.

Bảo vệ đề cương nghiên cứu.

 

III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

§èi víi nghiªn cøu sinh cã b»ng Th¹c sÜ ®óng chuyªn ngµnh :

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ là:  13 tín chỉ, trong đó:

-     Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ:   10 tín chỉ

-     Ngoại ngữ chuyên ngành nõng cao: 3 tín chỉ

-     Luận án tiến sĩ.

Đối với nghiên cứu sinh có bằng Thạc sĩ chuyên ngành phù hợp và gần với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ:

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ là:                       31 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức bổ sung là:                    18 tín chỉ.

- Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ:          10 tín chỉ.

- Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao:         3 tín chỉ

-          Luận án tiến sĩ.

 Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng Thạc sĩ: 

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ là 61 tín chỉ, trong đó:

-          Khối kiến thức chung bắt buộc:                11 tín chỉ

-          Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:      37 tín chỉ

-          Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao:             3 tín chỉ

-          Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ:              10 tín chỉ

-          Luận án tiến sĩ.

 

Khung chương trình đào tạo xin xem tại đây

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :