Chương trình đào tạo thạc sĩ
Trang chủ   >  ĐÀO TẠO  >   Chương trình đào tạo thạc sĩ  >  
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ Ngành: Kinh tế chính trị

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

Mã số: 60 31 01

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4068/SĐH, ngày 31 tháng 10 năm 2007

của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

- Về kiến thức: Trên cơ sở mở rộng, nâng cao, hiện đại hoá các kiến thức cơ sở đã được giảng dạy ở bậc đại học, tăng cường kiến thức liên ngành và trang bị theo hướng chuyên sâu về kiến thức chuyên ngành Kinh tế chính trị, đảm bảo cho học viên có khả năng thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học theo chuyên ngành đào tạo.

- Về năng lực: Nâng cao năng lực phân tích, tổng hợp; tăng cường khả năng phát hiện và xử lí các vấn đề kinh tế nảy sinh về lí thuyếtđặc biệt trong hoạt động thực tiễn để sau khi tốt nghiệp học viên có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.

- Về kĩ năng: Giúp học viên phát triển và hoàn thiện các kĩ năng liên quan đến hoạt động  nghiên cứu, tổ chức và quản lí.

- Về nghiên cứu: Học viên có thể chọn để nghiên cứu một trong các vấn đề sau:

·        Đổi mới kinh tế ở Việt Nam

·        Các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay.

·        Phát triển các ngành kinh tế ở nước ta hiện nay.

·        Phát triển các vùng kinh tế ở nước ta hiện nay.

·        Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay.

·        Các chính sách kinh tế của nhà nước.

·        Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.

·        Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

·        Phân phối thu nhập trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

·        Kinh tế tri thức: Bản chất, đặc điểm, kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam.

·        Tăng trưởng, phát triển kinh tế và những vấn đề xã hội.

·        Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam.

·        Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

·        Những vấn đề Kinh tế chính trị của các nước đang phát triển.

·        Những vấn đề Kinh tế chính trị của các nước có nền kinh tế chuyển đổi.

 

II. TÊN VĂN BẰNG VÀ MÔN THI TUYỂN SINH

1. Tên văn bằng

- Tên tiếng Việt: Thạc sĩ Kinh tế chính trị

- Tên tiếng Anh: Master in Political Economics

2. Môn thi tuyển sinh

- Môn thi cơ bản: Triết học Mác - Lênin

- Môn thi cơ sở: Lịch sử tư tưởng kinh tế

- Môn thi ngoại ngữ: một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc (trình độ B).

 

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 60 tín chỉ, trong đó:

               - Khối kiến thức chung (bắt buộc):                        11 tín chỉ

               - Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:                34 tín chỉ

                              + Bắt buộc:                                        24 tín chỉ

                              + Lựa chọn:                         10 tín chỉ/ 16 tín chỉ

          - Luận văn:                                                             15 tín chỉ

                             

Khung chương trình đào tạo

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :