Chương trình đào tạo thạc sĩ
Trang chủ   >  ĐÀO TẠO  >   Chương trình đào tạo thạc sĩ  >  
Đào tạo Thạc sĩ-Chuyên ngành Động vật học

Mã số: 60 42 10

 (Ban hành kèm theo Quyết định số…4140…/SĐH, ngày…05 tháng…11…năm 2007

của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Về kiến thức:

Thạc sỹ động vật học phải là người có kiến thức chuyên môn vững vàng, có năng lực thực hành và khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học - công nghệ và kinh tế, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành Động vật học, đặc biệt về Động vật có xương sống, Côn trùng và Ký sinh trùng.

+ Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo thuộc chuyên ngành Động vật học, người học sẽ được trang bị những kiến thức và năng lực chuyên môn như sau:

·   Những kiến thức về hình thái chức năng của Động vật (Động vật có xương sống, Côn trùng, Ký sinh trùng).

·   Những kiến thức về sinh học, sinh thái, sinh lý của Động vật (Động vật có xương sống, Côn trùng, Ký sinh trùng).

·   Những kiến thức về Hệ thống phân loại Động vật (Động vật có xương sống, Côn trùng, Ký sinh trùng).

·   Vai trò của  Động vật trong thiên nhiên và đối với con người và các nguyên tắc, nguyên lý phòng trừ những động vật gây hại, bảo tồn và phát triển bền vững Động vật hữu hiệu.

2. Về năng lực:

Sau khi tốt nghiệp cao học thuộc chuyên ngành Động vật học, người thạc sỹ có đủ năng lực chuyên môn để làm việc trong các lĩnh vực như sau:

·     Nghiên cứu cơ bản về Động vật: điều tra cơ bản, phân loại, sinh học, sinh thái, sinh lý...

·     Nghiên cứu ứng dụng về Động vật: côn trùng y học và thú y, côn trùng nông, lâm nghiệp, côn trùng có lợi (ong, tằm, cánh kiến...)

·     Trợ giảng tại các trường Đại học và Cao đẳng có liên quan

·     Quản lý các đơn vị nghiên cứu cỡ nhỏ hay các cơ quan quản lý chuyên môn.

3 Về nghiên cứu:

Các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu thuộc chuyên ngành Động vật học bao gồm:

·     Phân loại Động vật (Động vật có xương sống, Côn trùng, Ký sinh trùng)

·     Đa dạng sinh học các nhóm Động vật (Động vật có xương sống, Côn trùng, Ký sinh trùng) và môi trường.

·     Sinh thái học các nhóm động vật

·     Bảo vệ các nhóm động vật (Thú, chim, Bò sát, Lưỡng cư, Côn trùng và phòng trừ các loài gây hại và ký sinh trùng).

II. TÊN VĂN BẰNG VÀ MÔN THI TUYỂN SINH

1. Tên văn bằng

+ Tiếng Việt: Thạc sĩ  Sinh học.

+ Tiếng Anh: Master in  Biology.

2. Môn thi tuyển sinh

+  Môn cơ bản: Toán cao cấp  thống kê.

+  Môn cơ sở: Sinh học cơ sở.

+  Môn ngoại ngữ: trình độ B (chọn 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung Quốc).

III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ :                                 50 tín chỉ, trong đó:

+ Khối kiến thức chung bắt buộc:

11 tín chỉ

+ Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:

24 tín chỉ

- Bắt buộc:

18 tín chỉ

- Lựa chọn:

  6 tín chỉ

+ Luận văn thạc sĩ:

15 tín chỉ

 

 

Khung chương trình đào tạo xin xem tại đây

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :