Chuyển đổi số với giáo dục đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Chuyển đổi số với giáo dục đại học  >  
Phát triển bền vững là trọng tâm của công tác đảm bảo chất lượng
Năm 2018, uy tín học thuật của ĐHQGHN ngày càng gia tăng khi liên tục có mặt trong các bảng xếp hạng danh tiếng thế giới. Điều này vừa là thành tựu vừa là thách thức cho lãnh đạo ĐHQGHN làm sao dẫn dắt toàn đơn vị giữ vững vị thế và tiếp tục phát triển bền vững. Đây cũng là vấn đề trọng tâm, được Giám đốc ĐHQGHN chỉ đạo làm chủ đề để thảo luận trong cuộc họp Hội đồng đảm bảo chất lượng và giao ban, tổng kết công tác đảm bảo chất lượng năm 2018 trong ĐHQGHN vào chiều 27/12/2018.

Toàn cảnh phiên họp của Hội đồng Đảm bảo Chất lượng Giáo dục ĐHQGHN

Phát biểu chỉ đạo, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm 2018 ĐHQGHN có nhiều ngành học mới được thành lập, tốc độ phát triển ngành học phải song hành cùng công tác đảm bảo chất lượng, kiểm định để phát triển bền vững cho các ngành học

Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn phát biểu chỉ đạo tại phiên họp Hội đồng đảm bảo chất lượng và giao ban, tổng kết công tác đảm bảo chất lượng năm 2018

Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức đã trình bày báo cáo “Tiếp cận giáo dục đại học 4.0 – Các đặc trưng và tiêu chí đánh giá”. Trong nghiên cứu này, giáo dục đại học đáp ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được xác định là mô hình đại học thông minh định hướng đổi mới sáng tạo, trong đó thành tố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp là triết lý, mục tiêu và phương thức tạo ra giá trị gia tăng; còn thành tố thông minh là phương thức và điều kiện tổ chức thực hiện dựa vào các tiến bộ của công nghệ 4.0.

Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức trình bày báo cáo “Tiếp cận giáo dục đại học 4.0 – Các đặc trưng và tiêu chí đánh giá”

Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục ĐHQGHN Mai Trọng Nhuận đã trình bày báo cáo “Quản trị đại học tiên tiến để đảm bảo và nâng cao chất lượng, phù hợp với yêu cầu kiểm định chất lượng theo chuẩn AUN”. Báo cáo đã xác định phát triển bền vững chất lượng là cách để có thể chuyển hóa thành hiện thực thách thức trong mô hình Quản trị Đại học tiến tiến và kiểm định chất lượng hiện đại; xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng là nền móng vững chắc để đổi mới Quản trị Đại học tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, và xây dựng văn hóa chất lương là việc của tất cả các bên tham gia chứ không của riêng ai.

GS.TS Mai Trọng Nhuận trình bày báo cáo “Quản trị Đại học tiên tiến để đảm bảo và nâng cao chất lượng, phù hợp với yêu cầu kiểm định chất lượng theo chuẩn AUN”

Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục Nghiêm Xuân Huy đã trình bày báo cáo tổng kết công tác ĐBCL năm 2018 và kế hoạch nhiệm vụ năm 2019.

Theo đó, trong năm 2018, ĐHQGHN đã đạt được một số thành tựu nổi bật, đó là: lần đầu tiên, ĐHQGHN tham gia xếp hạng QS Thế giới và đã được xếp vào nhóm 801 – 1000; xếp hạng QS Châu Á có sự cải thiện đáng kể về thứ hạng, từ vị 139 lên vị trí 124. ĐHQGHN đã đẩy mạnh công tác đánh giá và kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo với 6 chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn AUN-QA và 5 chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra, ĐHQGHN trở lại vị trí số 1 Việt Nam theo kết quả xếp hạng Webometrics và tiếp tục giữ vững vị trí thứ nhất tại bảng xếp hạng của Tổ chức xếp hạng đại học thế giới qua thành tựu học thuật. ĐHQGHN cũng là cơ sở giáo dục duy nhất tại Việt Nam có lĩnh vực Vật lý được xếp hạng, đứng thứ 502 toàn cầu, trong Bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2018 do báo US News (Hoa Kỳ) bình chọn.

Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục Nghiêm Xuân Huy trình bày báo cáo tổng kết công tác ĐBCL năm 2018 và kế hoạch nhiệm vụ năm 2019

TS. Nghiêm Xuân Huy mong muốn thúc đẩy sự gắn kết mạnh mẽ hơn nữa để học tập, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giữa các đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN để tăng cường liên kết trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng.

Viện đảm bảo Chất lượng đề xuất, nhiệm vụ trọng tâm của ĐHQGHN trong năm 2019 là tăng cường hoạt động đánh giá, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo các bộ tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT và AUN-QA; đẩy mạnh hoạt động cải tiến chất lượng hậu kiểm định, khảo sát và đánh giá chất lượng; Tăng cường các hoạt động xếp hạng đại học, giữ vững vị trí số 1 của Việt Nam và hướng tới tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

>>> Các tin bài liên quan:

QS World Ranking 2018: ĐHQGHN lần đầu tiên vào top 1000 thế giới

Kết thúc phiên đánh giá ở cấp độ chương trình đào tạo AUN-QA lần thứ 128

Nâng cao chất lượng nghiên cứu, đào tạo trong giáo dục bậc đại học thông qua công tác xếp hạng

 Thùy Trang - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :