TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo 00:00:00 Ngày 02/05/2018 GMT+7
Thông báo mở lớp đào tạo ngắn hạn Hán – Nôm Phật học cơ sở

Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển sinh chương trình đào tạo ngắn hạn Hán – Nôm Phật học cơ sở, cụ thể như sau:

1. Đối tượng

Tất cả những người quan tâm đến Hán – Nôm Phật học.

2. Thời lượng và thời gian dự kiến

- Tổng thời gian khoá học: 300 giờ (05 tháng)

- Khai giảng: 05.5.2018 (thứ bảy)

- Thời gian học: Từ tháng 5.2018 đến tháng 9.2018 (Thứ 7, Chủ nhật hàng tuần hoặc có thể điều chỉnh theo đề nghị của người học).

3. Các học phần chính

Các học phần được giảng dạy theo tiến trình cụ thể như sau:

3.1. Đại cương về chữ Hán và Hán văn (60 giờ)

Cung cấp các kiến thức nhập môn cơ sở về chữ Hán: các nét cơ bản, lục thư, quy tắc bút thuận, bộ thủ, v.v, và các độc bản nhập môn với vốn từ ngữ cơ bản.

3.2. Ngữ pháp Hán văn cơ bản (45 giờ)

Cung cấp các kiến thức về ngữ pháp Hán cổ cơ bản như mẫu câu, hư từ, v.v, phục vụ quá trình đọc hiểu và dịch các văn bản.

3.3. Đại cương về chữ Nôm (45 giờ)

Cung cấp kiến thức chung nhập môn về chữ Nôm: nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến của chữ Nôm, các phương thức cấu tạo chữ Nôm, v.v.. Thực hành đọc và phân tích các văn bản chữ Nôm đặc biệt là các văn bản Nôm về Phật giáo.

3.4. Cổ văn trích giảng (150 giờ)

- Thực hành kỹ năng đọc - hiểu, phân tích ngữ nghĩa, ngữ pháp Hán - Nôm cơ sở thông qua các bài đọc trích giảng các sách giáo dục truyền thống để có tri thức cơ bản về Hán - Nôm.

- Nâng cao kỹ năng đọc các văn bản cơ sở nhập môn của Phật giáo bằng chữ Hán - Nôm như Sơ đẳng Phật học giáo khoa thư, Phật giáo tam tự kinh, các kinh ngắn nhập môn như Bát đại nhân giác, Pháp cú, Tứ thập nhị chương, v.v…

4. Quyền lợi và trách nhiệm của người học

4.1 Quyền lợi của người học

- Người học được tham dự khóa học do các chuyên gia về Hán – Nôm của Viện Trần Nhân Tông, Bộ môn Hán – Nôm thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; các giảng sư của Học viện Phật giáo Việt Nam giảng dạy.

- Người học sẽ được nghe giảng sư của Thiền Viện thuyết giảng về kinh nghĩa của nhà Phật và văn hóa Phật giáo Trúc Lâm.

- Người học cũng sẽ được học bộ môn Thư pháp, môn nghệ thuật tu dưỡng và biểu lộ tâm – ý của con người thông qua ngôn ngữ viết (Tả tự dưỡng tâm) và một số nội dung nhập môn đặc sắc khác trong văn hoá Phật giáo. Ban Tổ chức dự kiến mời một số nhà thư pháp hàng đầu Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan đến giảng và hướng dẫn cho học viên của lớp.

- Trong quá trình học, người học cũng sẽ được tham gia các buổi học tập/thực hành thực tế/trải nghiệm tại các Thiền viện, các Chùa, v.v., để qua đó hiểu sâu hơn về chữ nghĩa, văn hoá Phật giáo.

4.2 Trách nhiệm của người học

Ngoài các bài kiểm tra thường kỳ theo yêu cầu của giảng viên giảng dạy từng học phần, kết thúc mỗi học phần, người học phải thực hiện một bài kiểm tra đánh giá. Kết quả của bài kiểm tra đánh giá các học phần sẽ quyết định kết quả của Chứng nhận hoàn thành khóa học cuối kỳ.

Chứng nhận này có giá trị để tham gia kiểm tra đánh giá miễn học phần Hán Nôm cơ sở trong chương trình đào tạo tiến sĩ Phật học của Viện Trần Nhân Tông; tham gia các hoạt động chuyên môn khác có liên quan do Viện Trần Nhân Tông và Thiền Phái Trúc lâm Việt Nam tổ chức

5. Địa điểm học

Viện Trần Nhân Tông (ĐHQGHN), tầng 8 nhà C1T, 144 Xuân Thủy, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

6. Học phí: 1.200.000đ/học viên/tháng (lớp từ 30 học viên)

7. Thời gian nhận hồ sơ đăng ký học

- Thời gian nhận hồ sơ: 02.04.2018 đến 02.5.2018

- Địa điểm nhận hồ sơ:

+ Viện Trần Nhân Tông, tầng 8, C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

- Các thủ tục để đăng ký nhập học:

+ Phiếu đăng ký học

+ Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.

Mọi chi tiết, xin liên hệ: Viện Trần Nhân Tông, điện thoại: 0902008898; email: hunglt@vnu.edu.vn

 VNU Media - Viện Trần Nhân Tông
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ