TIN TỨC & SỰ KIỆN
II. Thông tin cụ thể tại ác đơn vị đào tạo của ĐHQGHN

1. Trường ĐH Công nghệ

- Ngành Công nghệ Cơ điện tử hợp tác đào tạo với Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp và các công ty thành viên (IMI Holding). SV được IMI Holding hỗ trợ học phí, được trực tiếp tham gia làm việc bán thời gian. SV tốt nghiệp nếu có nguyện vọng sẽ được nhận làm việc tại IMI Holding.

Chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2010 của ĐHQGHN 

- Ngành Vật lý kỹ thuật hợp tác với Viện Khoa học vật liệu, Viện Vật lý; Ngành Cơ học kỹ thuật hợp tác với Viện Cơ học, Viện Công nghệ vũ trụ (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) để đào tạo kỹ sư.

- SV ngành Vật lý kỹ thuật có cơ hội học đồng thời ngành thứ hai Công nghệ Điện tử - Viễn thông và SV ngành Cơ học kỹ thuật có cơ hội học đồng thời ngành thứ hai Công nghệ thông tin của Trường.

- Chương trình liên kết đào tạo quốc tế:

+ Liên kết với ĐH Troy (Hoa Kỳ) đào tạo ngành Khoa học máy tính ứng dụng. Bằng do ĐH Troy cấp.

+ Liên kết với ĐH New South Wales (Úc) đào tạo liên thông Kỹ nghệ Máy tính, Kỹ nghệ Điện, Kỹ nghệ Viễn thông, Kỹ nghệ Cơ điện tử. 5 học kỳ đầu học tại Trường ĐH Công nghệ các môn cơ sở và Tiếng Anh, 4 học kỳ cuối học tại ĐH New South Wales. Bằng do ĐH New South Wales cấp.

2. Trường ĐH KHTN

- Ngành Hóa dược bắt đầu tuyển sinh từ năm 2010.

- Thí sinh trúng tuyển các ngành Vật lý, Khoa học vật liệu, Công nghệ hạt nhân, Hóa học và Công nghệ hóa học nếu có nguyện vọng sẽ được xét tuyển vào lớp học tăng cường tiếng Pháp do Tổ chức ĐH Pháp ngữ (AUF) tài trợ.

- SV ngành Khí tượng học, Thủy văn học, Hải dương học có cơ hội học thêm ngành thứ hai Công nghệ thông tin của Trường ĐH Công nghệ.

- SV các ngành Vật lý, Khoa học Vật liệu, Công nghệ Hạt nhân có cơ hội học thêm ngành thứ hai Công nghệ Điện tử-Viễn thông của Trường ĐH Công nghệ.

- SV ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên có cơ hội học thêm ngành thứ hai Kinh tế phát triển của Trường ĐH Kinh tế.

- SV ngành Địa lý có cơ hội học thêm ngành thứ hai Địa chính và SV ngành Địa chính có cơ hội học thêm ngành thứ hai Địa lý của Trường.

3. Trường ĐH KHXH-NV

- Ngành Việt Nam học bắt đầu tuyển sinh từ năm 2010 nhằm đào tạo các chuyên gia về Việt Nam học phục vụ nhu cầu phát triển thương mại, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật và quan hệ quốc tế.

- Đào tạo cử nhân ngành Tâm lý học, chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng do Tổ chức ĐH cộng đồng Pháp ngữ (AUF) tài trợ. SV được hưởng các chế độ ưu đãi của AUF, được xét cấp học bổng như SV hệ chất lượng cao và có cơ hội chuyển tiếp lên các chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Pháp của Trường.

- Thí sinh trúng tuyển vào trường sẽ học một trong 4 ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Trung, trừ một số ngành sau đây có quy định riêng:

+ Ngành Đông phương: ngoại ngữ chung chỉ học tiếng Anh;

+ Ngành Hán-Nôm: ngoại ngữ chỉ học tiếng Trung;

+ Ngành Quốc tế học: Nếu số sinh viên đăng ký học tiếng Nga hoặc Pháp hoặc Trung ít hơn 15 thì SV sẽ chuyển sang học tiếng Anh.

- SV các ngành học có cơ hội học thêm ngành thứ hai tiếng Anh của trường ĐHNN.

- Chương trình liên kết đào tạo quốc tế do Trường Đại học Quảng Tây (Trung Quốc) cấp bằng gồm các ngành Quản lý du lịch, Quản lý hành chính công, Báo chí, Phát thanh truyền hình, Quảng cáo và Hán ngữ; 02 năm đầu học tại Trường ĐH KHXH&NV; 02 năm cuối học tại Trường ĐH Quảng Tây.

4. Trường ĐH Ngoại ngữ

- Môn thi ngoại ngữ được tính hệ số 2.

- Trong 1.200 chỉ tiêu có 850 chỉ tiêu cho các ngành Sư phạm.

- Các chuyên ngành: Tiếng Anh Quản trị kinh doanh, Tiếng Anh Kinh tế đối ngoại, Tiếng Anh Tài chính - Ngân hàng do Trường ĐHNN và Trường ĐH Kinh tế phối hợp đào tạo.

- SV có cơ hội học thêm ngành thứ hai Kinh tế đối ngoại, Tài chính-Ngân hàng, Quản trị kinh doanh của Trường ĐH Kinh tế, Du lịch học của Trường ĐH KHXH-NV và Luật học của Khoa Luật.

- Thí sinh dự thi vào Trường đạt từ điểm sàn của Bộ GD&ĐT trở lên được xét tuyển vào học các chương trình liên kết đào tạo với các trường ĐH nước ngoài: ĐH Southern New Hampshire (Hoa Kỳ), ĐH Hoa Đông-Thượng Hải (Trung Quốc), ĐH Picardie Jules Verne (CH Pháp), ĐH Suan Dusit Rajabhat (Thái Lan).

5. Trường ĐH Kinh tế

- SV có cơ hội học thêm ngành thứ hai tiếng Anh (phiên dịch) của Trường ĐHNN.

- Ngành Kế toán bắt đầu tuyển sinh từ năm 2010 đào tạo cử nhân chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán đáp ứng nhu cầu hoạt động kế toán, kiểm toán của các doanh nghiệp, các hiệp hội kế toán, kiểm toán trong và ngoài nước. SV tốt nghiệp đạt chuẩn chất lượng tiếng Anh B2 tương đương 5.0 IELTS.

- SV học chương trình đào tạo đạt trình độ quốc tế ngành Quản trị kinh doanh đóng học phí 825.000 đồng/tháng.

- Chương trình đào tạo liên kết quốc tế:

+ Liên kết với ĐH Troy (Hoa Kỳ) đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh và Marketing. Chỉ tiêu tuyển sinh: 100. Thời gian học 3,5 năm. SV tốt nghiệp được nhận bằng do Trường ĐH Troy cấp.

+ Liên kết với ĐH Massey (New Zealand) đào tạo cử nhân Kinh doanh chuyên ngành Kinh tế và Tài chính theo hình thức 2+2 (2 năm học tiếng Anh IELTS và các môn cơ sở ngành tại trường ĐH Kinh tế, 2 năm tiếp theo học các môn chuyên ngành tại ĐH Massey). Chỉ tiêu tuyển sinh: 50. SV tốt nghiệp được nhận bằng do Trường ĐH Massey cấp.

6. Khoa Luật

SV có cơ hội học thêm ngành thứ hai Tiếng Anh của Trường ĐHNN.

7. Khoa Quốc tế

- Ngoài 5.500 chỉ tiêu đào tạo hệ chính quy của ĐHQGHN, Khoa Quốc tế có 500 chỉ tiêu cho các chương trình liên kết đào tạo với các trường ĐH uy tín của Vương quốc Anh, Canada, Mỹ, Úc, Malaysia, Nga, Pháp và Trung Quốc.

- Tuyển sinh theo phương thức xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập, rèn luyện ở bậc THPT và kết quả thi tuyển sinh ĐH các khối năm 2010

- Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển từ sau kỳ thi tuyển sinh ĐH đến hết ngày 30/9/2010.

- Có 30 chỉ tiêu học miễn phí chương trình đào tạo cử nhân ngành Kế toán chất lượng cao do ĐH Help (Malaysia) cấp bằng (trị giá tương đương 258 triệu đồng/5 năm/1 SV) cho những thí sinh có kết quả thi ĐH đạt 24 điểm trở lên; 06 suất học bổng cho mỗi ngành đào tạo còn lại, trong đó mức thấp nhất là cấp sinh hoạt phí 10 triệu đồng/1 năm/1 SV, mức cao nhất là miễn 100% học phí của ngành đào tạo và cấp sinh hoạt phí 10 triệu đồng/1 năm/1 SV (trị giá tương đương 95 triệu đồng/1 năm/1 SV).

- Ngành Kinh doanh quốc tế được đào tạo theo chương trình liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng. Ngoài ngành chính Kinh doanh quốc tế, SV được lựa chọn để hoàn thành thêm một trong các ngành phụ: Kế toán doanh nghiệp, Tài chính, Marketing.

 VNU Media - Trang Tin tức Sự kiện
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ