TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 00:00:00 Ngày 20/08/2015 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Lã Khánh Tùng
Tên đề tài luận án: Sự phát triển của hiến pháp trong tiến trình dân chủ hóa ở Đông Á

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lã Khánh Tùng               2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh:  10/9/1978                                              4. Nơi sinh: Bắc Giang

5. Quyết định công nhận  nghiên cứu sinh: Quyết định số 2661/QĐ-ĐT, ngày 9/9/2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.  

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:           không

7. Tên đề tài luận án: Sự phát triển của hiến pháp trong tiến trình dân chủ hóa ở Đông Á

8. Chuyên ngành:  Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật                                        

9. Mã số: 62 38 01 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung 

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Qua so sánh sự hình thành, phát triển và thay đổi của hiến pháp các quốc gia trong khu vực Đông Á, có sự tập trung vào bốn (4) trường hợp Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, trong tiến trình dân chủ hóa, tác giả chứng minh rằng các yếu tố văn hóa, hệ tư tưởng bản địa và du nhập, các biến động quốc tế, cũng như các thay đổi về cấu trúc kinh tế, xã hội đã là những thành tố dẫn đến tiến trình dân chủ hóa chính trị và xã hội tại các quốc gia Đông Á. Đến lượt nó, chính tiến trình này đã quyết định sự ra đời và phát triển của các bản hiến pháp. Tiến trình phát triển dân chủ tại các quốc gia có sự khác biệt nhất định, nhưng nhìn chung (đặc biệt là tại Hàn Quốc và Đài Loan), cải cách hiến pháp theo hướng dân chủ hơn luôn là mục tiêu vận động, đấu tranh của các lực lượng tiến bộ. Kết quả của những vận động đó và những cải cách dân chủ đã được ghi nhận, phản ánh trong các hiến pháp quốc gia. Theo chiều tác động ngược lại, hiến pháp đã góp phần củng cố các thiết chế, nguyên tắc dân chủ, sự kiềm chế và đối trọng giữa các nhánh quyền lực, cũng như thúc đẩy sự tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do cá nhân. Tuy nhiên, khả năng tác động ngược lại này là rất khác biệt tại các quốc gia, do bản thân mô hình hiến pháp, cũng như do các yếu tố văn hóa chính trị và điều kiện kinh tế, xã hội. Nhưng có thể khẳng định nguyên lý chung là hiến pháp cần có dân chủ làm tiền đề, đồng thời, dân chủ cũng cần đến hiến pháp làm nền tảng.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Trong phần kết luận, tác giả nêu lên một số nhận định tổng quát và rút ra một số bài học cho Việt Nam. Những bài học, hàm ý này liên quan đến mối quan hệ song hành giữa dân chủ với những tiền đề về tư tưởng, văn hóa, cơ cấu kinh tế và xã hội; lộ trình cải cách hiến pháp cần dài hạn với sự tham gia rộng rãi của các thành phần xã hội; nội dung hiến pháp cần phải thiết kế cơ quan bảo hiến độc lập, cũng như tăng cường các cơ chế kiềm chế và đối trọng quyền lực…

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Hoàn thiện hiến pháp Việt Nam nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền con người, củng cố các thiết chế dân chủ, cơ chế kiềm chế và giám sát quyền lực, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về dân chủ và nhà nước pháp quyền.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Lã Khánh Tùng (2010), “Cải cách hiến pháp trong tiến trình dân chủ hóa ở Đài Loan”, Tạp chí Khoa học - Chuyên san Luật học (Đại học Quốc gia Hà Nội),  tập 26 (3), tr.193 -199.

[2] Lã Khánh Tùng (2013), “Vai trò thúc đẩy dân chủ của Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc”, Tạp chí Khoa học - Chuyên san Luật học (Đại học Quốc gia Hà Nội), tập 29 (3), tr.62 - 72.

[3] Lã Khánh Tùng (2014), “Mối quan hệ giữa hiến pháp và dân chủ ở khu vực Đông Á”, Tạp chí Luật học (11) (Trường Đại học Luật Hà Nội), tr.66-71.

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

 Cấn Hương - Ban Đào tạo
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ