TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 16:31:41 Ngày 19/10/2015 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Phạm Thanh Tùng
Tên đề tài luận án: Tư tưởng triết học về khoa học của Francis Bacon trong tác phẩm “Công cụ mới”.

 1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thanh Tùng                      

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 2/11/1982                                                            

4. Nơi sinh: Hòa Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2840 ngày 28 tháng 8 năm 2012 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định điều chỉnh tên đề tài số 1562/QĐ – SĐH ngày 18/11/2014 của Hiệu trưởng ĐHKHXHNV.

7. Tên đề tài luận án: Tư tưởng triết học về khoa học của Francis Bacon trong tác phẩm “Công cụ mới”.

8. Chuyên nghành: CNDVBC & CNDVLS                      

9. Mã số: 62228005

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Minh Hợp

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Nghiên cứu về triết học của F.Bacon nói chung ở Việt Nam đã có một số công trình có đề cập đến: phương pháp nhận thức, dự án đại phục hồi khoa học hay các công trình có khái quát rất ngắn gọn về tác phẩm “Công cụ mới”, thế nhưng:  

- Đây là công trình khoa học đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống quan điểm triết học về khoa học trong tác phẩm “Công cụ mới” của F.Bacon.

- Luận án trực tiếp trình bày và phân tích những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon  tác phẩm “Công cụ mới”.

- Luận án chỉ ra cái mới bằng cách phân tích những tác động của tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon đối với thời đại sau ông.

12. Khả năng ứng dụng vào thực tiễn:

- Tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon trong tác phẩm “Công cụ mới” có thể trở thành tài liệu tham khảo, nghiên cứu và phục vụ công tác giảng dạy cũng như những chuyên đề riêng biệt phục vụ cho sinh viên đại học hoặc học viên cao học chuyên ngành triết học.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Trong phạm vi nghiên cứu, luận án đã trình bày và phân tích những tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon trong tác phẩm “Công cụ mới’. Tiếp theo luận án sẽ triển khai nghiên cứu những nội dung còn lại của tác phẩm như: Tư tưởng tổ chức nhà nước đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, tư tưởng về sứ mệnh của các nhà khoa học.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:  

1.   Phạm Thanh Tùng (2104), “Học thuyết của F.Bacon về những trở ngại trên con đường phát triển khoa học”, Tạp chí Giáo dục lý luận (218), tr. 64 – 68.

2.    Phạm Thanh Tùng (2014), “Học thuyết của F.Bacon về phương pháp”, Tạp chí Giáo dục lý luận (219), tr. 105 – 109.

3.    Phạm Thanh Tùng (2015), “Khoa học công nghệ trong thế giới hiện đại”, Tạp chí giáo dục lý luận (227), tr. 40 – 45.

4.    Phạm Thanh Tùng (2015), “F.Bacon phê phán tính chất tư biện của triết học kinh viện và chủ nghĩa giáo điều trong Công cụ mới”, Tạp chí triết học (7), tr. 50 – 55.

5.  Phạm Thanh Tùng (2015), “Sự phê phán chủ nghĩa chủ quan trong nhận thức của F.Bacon qua tác phẩm Công cụ mới ”, Tạp chí giáo dục lý luận (235), tr. 88 – 91.

>>>>> Xem bản thông tin LATS bằng tiếng Anh.

 

 Tân Lê - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ