TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 10:19:29 Ngày 14/08/2019 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Minh Hưng
Tên đề tài: Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất vùng chuyên canh rau Đông Nam Bộ và thí nghiệm mô hình xử lý ô nhiễm bằng thực vật

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Minh Hưng                       2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh:     07-12-1970                                                       4. Nơi sinh: Thái Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3657/QĐ-SĐH ngày 26 tháng 10 năm 2011. của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định gia hạn số 255/QĐ-ĐHKHTN ngày 02/02/2015 và số 743/QĐ-ĐHKHTN ngày 31/3/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

- Quyết định số 5025/QĐ-ĐHKHTN ngày 29/12/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên buộc thôi học và trả nghiên cứu sinh về cơ quan công tác.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất vùng chuyên canh rau Đông Nam Bộ và thí nghiệm mô hình xử lý ô nhiễm bằng thực vật.

8. Chuyên ngành: Môi trường đất và nước.                                9. Mã số: 9440301.02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:           Hướng dẫn chính: PGS. TSKH Nguyễn Xuân Hải

                                                            Hướng dẫn phụ: TS. Bùi Thị Ngọc Dung

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Tuyển chọn được một số thực vật đa mục đích có khả năng hút thu, tích lũy KLN cao, từ đó chọn được chọn 2 loài thực vật trên cạn là Đậu bắp và Dọc mùng; 1 loài thực vật sống dưới nước là Kèo nèo có khả năng hút thu KLN cao vừa có giá trị làm thực phẩm. Đã đưa ra quy trình công nghệ sinh học (sử dụng thực vật, kết hợp thực với VSV) giảm thiểu ô nhiễm KLN trong đất trồng rau, hướng tới sản xuất rau an toàn.

Đã tính toán được khả năng hồi phục của đất trở về như môi trường nền ban đầu, khi áp dụng các cây trồng đa mục đích hấp thu KLN thì thời gian phục hồi nhanh nhất từ 4-6 năm, chậm nhất từ 41-50 năm tùy thuộc từng đối tượng nghiên cứu.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Đã đưa ra được giải pháp kỹ thuật sinh học xử lý ô nhiễm KLN bằng thực vật. Những kết quả này không chỉ đóng góp hiệu quả trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước tại vùng chuyên canh rau ở ĐNB, mà còn nâng cao chất lượng rau thương phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng rau, đồng thời bảo vệ sức khoẻ cho người trồng cũng như người sử dụng rau.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tiếp tục nghiên cứu về cơ chế hấp thu, chuyển hóa kim loại nặng trong mối quan hệ giữa đất, nước và cây trồng.

           

- Cần áp dụng rộng rãi kỹ thuật trồng cây kết hợp vi sinh vật có khả năng hút thu, tích lũy KLN để xử lý ô nhiễm KLN ở vùng trồng rau và nghiên cứu tiếp tục với những cùng đất, cây trồng khác trong thời gian tới.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Nguyễn Minh Hưng, Nguyễn Viết Hiệp, Bùi Ngọc Dung, Nguyễn Xuân Hải (2012),"Vai trò của nấm cộng sinh vùng rễ (mycorrhiza) trong việc nâng cao tính chống chịu của thực vật ở các vùng đất nông nghiệp bị ô nhiễm kim loại nặng". Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tập 28, số 4S, tr. 103-110.

[2] Nguyễn Minh Hưng, Nguyễn Viết Hiệp, Bùi Ngọc Dung, Nguyễn Xuân Hải (2014), "Khả năng sử dụng một số cây đa mục đích trong các vùng đất nông nghiệp trồng rau xanh có nguy cơ bị ô nhiễm kim loại nặng". Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, TSSN 1859-4581, tháng 11/2014, tr 153 - 160.

[3]. Nguyen Minh Hung, Nguyen Viet Hiep, Bui Ngoc Dung and Nguyen Xuan Hai (2014). "Lead accumulation in different parts of okra plant (Abelmoschus Esculentus). ARPN Journal of Agricultural and Biological Science ISSN 1990-6145.  June 2014 | Vol. 9 No. 6.

 VNU Media - VNU - HUS
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ