TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Media   Video 00:00:00 Ngày 13/08/2014 GMT+7
(Video) GS. Phan Huy Lê nói về Châu bản triều Nguyễn
Châu bản triều Nguyễn là các bản tấu sớ, sắc, dụ, chiếu, chỉ, tờ trình, sổ sách kê khai, văn bản ngoại giao thuộc kho lưu trữ của triều đình Nguyễn được vua ngự lãm hoặc ngự phê. Trước khi ngự phê, vua tham khảo Phiếu nghĩ của Nội Các, Lục Bộ sau đó thân hành cho ý kiến mệnh lệnh. Những lời phê của vua đều bằng chữ son nên gọi là Châu phê hoặc Châu bút. Văn bản đã có Châu phê thì gọi là Châu bản. Châu phê tượng trưng cho quyền lực tối cao trong nước nên những văn bản đã có Châu phê thì không được sửa chữa nữa. Theo thường lệ ngự phê có thể chia ra 4 loại: Châu phê: Nhà vua phê duyệt bằng một đoạn, một câu, một mệnh đề hoặc vài chữ như "Y tấu" (y theo lời tâu), "Y nghị" (Y theo lời nghị)... Châu điểm: Một dấu son điểm lên đầu chữ tấu chứng tỏ vua đã xem hoặc đã chấp nhận mà không cần phải cho thêm ý kiến. Châu khuyên: Vòng đỏ khuyên lên tên người, điều khoản, sự vật được vua lựa chọn. Châu mạt, châu cải: Vua phủ nhận bằng cách quét một nét son trên tên người hay câu văn.

 BT - VTV1
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ