TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Sách và học liệu 00:00:00 Ngày 27/02/2015 GMT+7
(VNU-PRESS) Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam
Trong xu thế chung, Việt Nam đang từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong bối cảnh đó, Luật Hiến pháp là một ngành luật, một khoa học pháp lý và bộ môn học đặc biệt quan trọng, đóng vai trò trung tâm của hệ thống pháp luật và khoa học pháp lý của Việt Nam.

Trong chương trình luật học, Luật Hiến pháp được giảng dạy trong các trường luật. Đây là một môn khoa học pháp lý chuyên ngành, đồng thời là môn học nền tảng để giúp các sinh viên luật có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất để học các môn học luật khác. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 1999 là giáo trình chính thức phục vụ hoạt động nghiên cứu, giảng dạy của Khoa Luật, được tái bản lần thứ ba có sửa đổi, bổ sung từ cuốn giáo trình Luật Nhà nước năm 1992 của Khoa Luật thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Kể từ năm 1999 đến nay, Giáo trình này tiếp tục được tái bản vào năm 2006 và trong lần này.

Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam (tái bản năm 2006) đã mạnh dạn cải tổ và đổi mới về mặt nội dung để tiếp cận những vấn đề sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 năm 2001 và đặc biệt tiếp thu, cập nhật những tri thức khoa học Luật Hiến pháp hiện đại trong xu thế xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập, toàn cầu hóa. Những kết quả đó đã mang lại nhiều lợi ích trong công tác giảng dạy, nghiên cứu của Khoa Luật cũng như các cơ sở đào tạo, nghiên cứu có liên quan. Trong xu thế chuyển đổi, nhiều vấn đề hiến pháp mới đã và đang đặt ra cần phải được giải đáp với những cách tiếp cận khoa học mới về Luật Hiến pháp Trong đó, vấn đề bảo vệ quyền con người trở thành xu hướng và trung tâm của các nghiên cứu khoa học pháp lý, đặc biệt là Luật Hiến pháp. Với tầm quan trọng như vậy, Giáo trình lần này tập trung bổ sung những tri thức về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp.

Cuốn sách gồm 12 chương:

Chương I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT HIẾN PHÁP

Chương II - HIẾN PHÁP - ĐẠO LUẬT CƠ BẢN CỦA MỖI QUỐC GIA

Chương III - HIẾN PHÁP VIỆT NAM - ĐẠO LUẬT CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Chương IV - HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Chương V - CHẾ ĐỘ KINH TẾ, CHÍNH SÁCH VĂN HÓA – XÃ HỘI, AN NINH VÀ QUỐC PHÒNG

Chương VI - QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Chương VII - CHẾ ĐỘ BẦU CỬ

Chương VIII - QUỐC HỘI

Chương IX - CHỦ TỊCH NƯỚC

Chương X - CHÍNH PHỦ

Chương XI - TÒA ÁN NHÂN DÂN

Chương XII - CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

 

>>> Nguồn: http://press.vnu.edu.vn/sachct/tabid/250/cid/250/id/27/language/en-US/Default.aspx


 

 PV - VNU-PRESS
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ