17:32:25 Ngày 18/04/2024 GMT+7
Đồng hồ nguyên tử tròn 50 tuổi
Chiếc đồng hồ nguyên tử định giờ cho mọi lĩnh vực trong sinh hoạt của con người vừa tròn 50 tuổi...

Chiếc đồng hồ đầu tiên dùng cách tính giờ bằng nguyên tử caesium-133 được chế tạo ra ở Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia (National Phisical Laboratory)nước Anh.

Chính nó tính chuẩn cho giờ quốc tế Coordinated Universal Time (UTC), tức chuẩn toàn cầu được mọi quốc gia công nhận.

Đồng hồ nguyên tử có ý nghĩa rất quan trọng cho việc điều hành giờ cho các vệ tinh viễn thông (GPS), các ngành công nghiệp, hàng không, hàng hải và tín hiệu truyền hình.

Tháp đồng hồ Big Ben ở Luân Đôn cũng theo giờ của đồng hồ nguyên tử.

Người chế tạo ra chiếc đồng hồ nguyên tử vào năm 1955 là tiến sĩ Louis Essen.

Nhưng ý tưởng thì đến từ nhà khoa học Anh được phong tước quý tộc là Lord Kevin vào năm 1879. Ông cho rằng việc tính giờ dựa trên hoạt tính của nguyên tử sẽ chính xác hơn bất cứ cách tính nào từ trước tới đó.

Trước đó thì con người tính giờ theo vòng quay của Trái đất.

Nhưng phải tới Thế chiến thứ II, cùng với công nghệ làm radar các nhà khoa học mới có thể thực hiện được ý tưởng của Lord Kevin.

Công nghệ tính giờ do tiến sĩ Essen thực hiện dùng nguyên tử caesium-133 được làm lạnh và tính giờ theo cách các nguyên tử đó nhảy ngược và xuôi theo các tần số khác nhau. Nguyên tắc này được gọi trong tiếng Anh là "resonant frequency".

Nay đồng hồ nguyên tử được cải tiến hơn so với thời của Louis Essen nhưng nguyên tắc chung vẫn như vậy. Người ta dùng tia laser để làm lạnh nguyên tử caesium.

Độ chính xác của đồng hồ nguyên tử tuy vậy vẫn không phải là tuyệt đối. Sai số của nó là trong khoảng 1 phần 10 của một phần tỷ giây trong một ngày./.

 Theo BBC - Bản tin ĐHQG Hà Nội - số 171, tháng 5/2005
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Các bài mới hơn
  • Không có bài nào mới hơn !
Các bài cũ hơn
  • Không có bài nào cũ hơn !
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN số 387 | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC