Văn hóa 16:21:18 Ngày 18/04/2024 GMT+7
Tình yêu vĩnh cửu của Aniolie Ela Menon
Tình yêu của Aniolie Ela Menon đối với cái đẹp có từ trong tiềm thức. Hành trình tự khám phá bản thân và thử nghiệm hiển hiện trong sự rung động tuyệt đối của các hình tượng bà tạo ra. Với ý thức cao về chủ nghĩa hiện thực thần kỳ và khả năng làm chủ màu sắc, bà liên tục sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời bằng nhiều chất liệu khác nhau.

>>>> Bản tin số 254 (pdf)

>>>> Tình yêu vĩnh cửu của Aniolie Ela Menon (pdf)

Menon (sinh năm 1940) học Trường Nghệ thuật JJ ở Mumbai, tốt nghiệp Đại học Dehli chuyên ngành Văn học Anh và học về tranh tường tại Trường Mỹ thuật ở Paris, theo học bổng của chính phủ Pháp. Khi ở châu Âu, phong cách kiến trúc Rôman, hình ảnh nhà thờ châu Âu cùng vẻ rực rỡ của sắc màu Byzantine thu hút trí tưởng tượng của bà, để rồi sau này hiển hiện trong các bức tranh thánh bà vẽ hình tượng Mẹ và Con, Đức Mẹ Đồng Trinh và Chúa Giê-su.

 

Một số trần thuật của Menon đưa người xem qua những câu chuyện gia đình thú vị. Nhân vật của bà hoặc mải mê thực hành nghi lễ, như “Nghi lễ buộc chỉ” (đạo Hindu – đánh dấu tuổi trưởng thành của nam giới – BT), hoặc đứng trầm ngâm cầu nguyện tại một ngôi đền. Với sự tự tin, bà thể hiện một giải tần rộng lớn các hình tượng.

Trong bức “Malabar”, Menon đã tạo một trải nghiệm hình ảnh độc đáo. Bà lôi kéo người xem vào trải nghiệm toàn cảnh của mình. Sắc thái trữ tình trong dòng chảy đường nét của bà đi quanh các thắng cảnh, đưa người xem tới đường chân trời sâu thẳm, bao gồm một cái ghế và những con quạ nhằm làm cấu trúc bức tranh trọn vẹn.

Menon thêm vào tranh của mình khung cửa sổ, tạo cho chúng chiều kích mới, như bức “Con đường Foras” vẽ năm 1990. Với khiếu châm biếm sâu sắc, bà diễn tả hoàn cảnh đáng buồn thương của một cô gái điếm khỏa thân ở khu đèn đỏ nổi tiếng ở Mumbai. Sự thấu cảm của bà với những người bị chà đạp thể hiện trong các bức tranh về sóng thần, những cuộc nổi loạn ở Gujarat Midday 2.

Trong “Những ngốc nghếch ở Fantastikal: vật thể được tìm thấy, nhận ra, lấy lại và hồi sinh”, bà tái chế đồ đạc thời thuộc địa bị bỏ đi. Ghế, bàn, tủ, hộp lấy từ đống đồ cũ, tỏa ra sức sống mới. Với việc vẽ hình tượng diễn viên nổi tiếng của Nam Ấn “Kamal Hasan” năm 1998 trên một vật được tìm thấy từ kho đồ cũ, Menon thổi hồn vào đó bằng những đường nét từ cây cọ trong tay.

Thử nghiệm của Menon với các phương tiện khác nhau gồm cả hình ảnh được trợ giúp bằng máy tính có sử dụng nghệ thuật cắt dán và nhiếp ảnh trong Pentimento (sự xuất hiện lại trong bức tranh một hình vẽ đã bị vẽ trùm lên). Bà đặt các hình ảnh trong tác phẩm của mình cạnh nhau và dung màu acrylic, sơn dầu và mực để sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật như “Đột biến” năm 1997, tạo nên sự kết hợp phi cấu trúc. Hình ảnh khỏa thân, rắn, cậu bé và cá sấu được tái tạo trong một thế giới số giàu sức tưởng tượng làm tăng thêm sự ngạc nhiên cho người xem. Khái niệm pentimento để lộ ra lớp bên dưới trong một pentych hay năm hình ảnh mô tả các hóa thân khác nhau của người phụ nữ.

Trong bức “Các vị thần và những người khác”, Menon đã thể hiện tự do mới được khám phá khi chuyển hình ảnh từ nghệ thuật vẽ lịch, panô quảng cáo phim, vật hào nhoáng và kết hợp chúng lại với hình ảnh bản thân bà để tạo ra tác phẩm như :Trò diễn của nhà ảo thuật” năm 2000. Bà đặt hình ảnh vị tu sĩ trẻ - người thường xuất hiện trong tranh của bà – cạnh nhà ảo thuật theo cách thức sân khấu để gây ấn tượng; người ông ta bị cắt đôi một cách đáng kinh ngạc. Con sư tử ở dưới làm cho sức tưởng tượng kỳ diệu thêm trọn vẹn. Bà đã thử nghiệm với hình tượng các vị thần thánh bằng giấy cắt tái sử dụng, trang trí bằng vải, đồng xèng, thiếp cưới, điểm thêm vàng, bạc và các tấm bản đồ cũ.

Ở Murano, Menon quyết định thử nghiệm với điêu khắc thủy tinh. Bà đã tạo ra một loạt tác phẩm điêu khắc thủy tinh tuyệt đẹp có tên “Lăng kính thiêng liêng 1 và 2”. Niềm vui của Menon được chuyển sang thành vị thần Balakrishna màu xanh côban hạnh phúc đang nằm ngửa.

Trong bức “Brahmachari”, trong khi bà thể hiện Kali dữ dội theo phong cách trừu tượng, thì Ganesh đỏ sẫm của bà chọn cách ngồi ở trạng thái thiền.

Từ thủy tinh bà chuyển sang trừu tượng. Khả năng sáng tạo của bà đi theo con đường tâm linh và không ẩn dụ. Lấy cảm hứng từ nghệ thuật tranh tượng Phật giáo Ladakh trong “Alchi 3”, tiếng tụng kinh từ các tu viện âm vang trong tranh trừu tượng của bà.

Tác phẩm mới nhất của Menon, “Ardh Kumbh Mela 2”, là kết quả chuyến thăm của bà tới Ardh Kumbh Mela ở Allhabad hai năm trước. Bà nắm bắt những tia sáng đầu tiên trong các sắc màu câm và tạo nên không khí lâng lâng bằng cách truyền sức tưởng tượng của mình vào ký ức của những người đi tắm thiêng ở sông. Mặc dù diều và quạ xuất hiện sớm trong các tác phẩm của bà, nhưng chính cái thang mới là biểu tượng cho sự tinh tiến về tâm linh. Để có được kết cấu tinh tế, người nghệ sĩ đã dùng ba lớp sơn mỏng: đầu tiên là trắng, sau đó là chàm và cuối cùng là hồng.

Với ý thức về cái đẹp và khiếu thẩm mỹ tinh tế, Anjolie Ela Menon đã làm mê hoặc người xem suốt bốn thập kỉ qua . Tuy nhiên, kỹ thuật độc đáo và các thử nghiệm sáng tạo của bà là bằng chứng cho thấy người nghệ sĩ sẽ tiếp tục gây ngạc nhiên và hút hồn người xem trong tương lai.

 

 Uma Prakash - VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN số 387 | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC