Video 01:49:57 Ngày 20/04/2024 GMT+7
Khi các học giả cũng được xếp hạng !
Trong thời đại kỷ nguyên số, xây dựng các trang web học liệu mở là một trong những cách giúp tri thức tiếp cận với người đọc nhanh nhất.

Ở Việt Nam, từ một vài năm nay, cùng với sự giúp đỡ của một số tổ chức khoa học giáo dục nước ngoài, nhiều trang web học liệu mở đã được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động. Nhưng để duy trì và đảm bảo các trang web này hoạt động hiệu quả đúng như mục đích ban đầu thì không phải là điều dễ dàng. Bản tin ĐHQGHN xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài học kinh nghiệm từ trang mạng nghiên cứu khoa học xã hội (Social Science Research Network – Mạng NCKHXH) tại Hoa Kỳ.

Khi Amazon bắt đầu xếp hạng sách, một số các tác giả sử dụng nhiều thời gian hơn người ta nghĩ, để kiểm tra xem mình nổi tiếng tới đâu. Và giờ đây, khi các báo và tạp chí xếp hạng các chuyên mục ăn khách nhất, thì các nhà báo cũng tốn khá nhiều thời giờ để theo dõi những xếp hạng ấy.

Tuy nhiên, có ai tin rằng tầng lớp trí thức lại bị mắc vào cuộc chiến phù phiếm như vậy không? Câu trả lời là có. Thay vì lui tới thư viện hay cùng nhau làm việc, các tác giả lại đốt thời gian vào việc lướt web để tìm kiếm hư danh. Và do đó, sự ra đời của Mạng Nghiên Cứu Khoa Học Xã hội (Mạng NCKHXH) (Social Science Research Network) cùng với việc cung cấp gần 150.000 bài viết hoàn chỉnh trên mạng này đã đáp ứng được nhu cầu của họ.

Mạng NCKHXH ra đời năm 1994 – khi nhu cầu nghiên cứu trực tuyến ngày càng tăng lên. Ban đầu, mạng chỉ có 5 thành viên. Họ bắt đầu đầu tư vốn, thiết lập các mối quan hệ và xây dựng cơ sở vật chất để đăng tải rất nhiều tài liệu về mọi chủ đề. Với hơn 45.000 bài viết mỗi năm, có thể nói những bài viết đề cập tới vấn đề kinh tế và pháp luật chính là thế mạnh của trang mạng này. Có lẽ sẽ là quá đao to búa lớn nếu gọi những gì chúng ta có thể tìm thấy trên trang mạng này là những bài báo cáo khoa học, bởi lẽ những văn bản được đưa lên, bên cạnh những bài viết hoàn chỉnh mà bạn có thể thấy trên các tờ báo khoa học khác, còn có cả những bài xã luận, ý kiến tranh luận, bản nháp…. Cho tới nay, trang mạng này đã có hơn 50.000 thành viên thường xuyên đăng nhập và tải tài liệu.

Nhờ có sự chính xác của kỷ nguyên số, chỉ cần biết tiêu đề, hoặc tác giả, hoặc tên cơ quan nghiên cứu nào đó, với một click chuột, người ta có thể biết bài viết nào được tải xuống nhiều nhất trong vòng 12 tháng qua.

Theo ông Michael C. Jensen - chủ tịch và là một trong những đồng sáng lập Mạng NCKHXH, trang mạng không được tạo ra với mục đích liệt kê danh sách 40 tác giả đứng đầu, nhưng chẳng biết từ khi nào, tự nó đã chuyển mình theo hướng đó. Ông cho biết “Mục đích của mạng nghiên cứu là để giúp đỡ các tác giả tiết kiệm được thời gian mà vẫn cung cấp được tài liệu tới độc giả, đồng thời cũng mang lại danh tiếng cho chính họ.”

Trái lại, mạng nghiên cứu này đang đặt ra một câu hỏi lớn, liệu họ được gì và mất gì khi xoá bỏ rào cản để được công chúng biết đến. Lợi hay hại nếu đưa những bản thu âm danh tiếng lên MySpace một cách phi lợi nhuận? Liệu các blogger có thể hỗ trợ các nhà báo một cách tích cực hay đang góp phần huỷ hoại sự chuyên nghiệp trong công việc của họ? Hoặc có phải là một điều tốt không khi các bài nghiên cứu chưa nhận được sự phản biện từ cộng đồng khoa học uy tín lại có thể tìm thấy dễ dàng và được đánh giá tương đương những bài viết xếp hạng 5 sao?

Glenn H. Reynolds, một giáo sư luật tại trường đại học Tennessee, và là chủ nhân của blog nổi tiếng Instapundit, nói rằng, ông đã không theo dõi xếp hạng trên Mạng NCKHXH trong vòng nhiều tháng; dù vậy, khi có người gọi tới thông báo thì ông cũng miễn cưỡng để mắt tới.

Ông nói: “Tôi đứng ngay sau Cass Sunstein”, một giáo sư trường đại học Chicago, người có các bài viết được tải xuống nhiều thứ tư trong suốt một năm qua. “Tôi đã từng dẫn trước ông ấy. Tôi biết tôi không xứng đáng, nhưng điều đó thật tuyệt. Tuy nhiên, tôi cũng đã từng có bài viết được tải xuống nhiều hơn, và điều đó có nghĩa là tôi cũng đã xứng đáng.”

Các blogger như ông Reynolds có thể làm việc rất tốt trên trang mạng, vì họ có thể giới thiệu các tác phẩm của họ, gắn đường link vào các bài báo. Tuy nhiên, ông Reynolds cho rằng, ông thích có 20 bạn đọc thường xuyên các bài viết của mình hơn 20.000 bạn đọc bình thường. Và nếu được chọn, ông sẽ chỉ chọn 20 thẩm phán của các toà thượng thẩm tại khu vực ông hiện đang sinh sống

Đối với ông, tiếp cận cộng đồng đọc nói chung không phải là việc quá cần thiết đối một giáo sư luật học như ông. Nhiều người cho rằng các công trình bài viết của những tác giả như ông là thiển cận. Tuy nhiên, để thu hút ngày càng nhiều người tải tài liệu, các học giả cần được khuyến khích viết theo lối “dễ tiếp thu” thay vì cách viết hàn lâm như ở trong các công trình nghiên cứu thông thường.

Tuy nhiên, nếu bạn là một giáo sư tại một trường đại học danh tiếng, điều đó có nghĩa là bạn là một trong số những tác giả được đọc nhiều nhất ở một chủ đề nào đó, và do đó bạn đóng vai trò là người thẩm định những gì các tác giả khác viết về cùng chủ đề đó. Trong khi, tại mạng NCKHXH thì ngược lại, nguyên tắc chính ở đây là bất cứ ai, ở bất cứ đâu cũng có thể cầm bút viết. Ông Jensen giải thích: “Chúng tôi cố gắng loại bỏ những bài viết mang nội dung xấu, tuy nhiên, không tránh khỏi những hạt sạn, nhưng tốt nhất là hãy để mặc cho trăm hoa đua nở một cách tự nhiên.”

Một trong số những bài viết nổi tiếng nhất, sau khi được kiểm tra, lại có rất nhiều nội dung vô văn hóa . Được tải lên mạng vào năm 2006, bài viết này, cho tới nay vẫn nằm trong số 20 bài được tải nhiều nhất (22,000 lượt), và điều đó giúp tác giả của nó xếp hạng 11.

Ông Jensen nói thêm rằng, các nhà đầu tư vốn đã ngỏ ý quan tâm, nhưng ban quản lý mạng nhất định nói không. Ông cho rằng, nếu họ nhận tiền từ các nhà đầu tư, thì sớm muộn mạng CNKHXH cũng sẽ bị phá huỷ do phải đối mặt với sự thay đổi chiến lược nhằm tăng lợi nhuận. Ví dụ như trước kia, nguồn thu chính của trang mạng vẫn lấy từ nguồn thu phí download và quảng cáo; nhưng giờ đây, một khi đã chấp nhận các nguồn đầu tư khác, thì có thể nguồn thu chủ yếu lại là từ việc bán email của các thành viên cho các trường đại học hay viện nghiên cứu.

Giám đốc điều hành Gregg Gordon, trong buổi phỏng vấn đã cho biết, hiện đội ngũ nhân viên của mạng bao gồm 15 người làm việc thường xuyên tại trụ sở đặt ở Rochester và 35 người khác làm việc từ xa, với nhiệm vụ quản lý và kiểm duyệt các bài viết; ngoài ra còn có 135 biên tập viên tình nguyện không nhận lương tài liệu một cách chi tiết để quyết định bổ sung thêm gì vào một thư điện tử mới cập nhật.

Một số ý kiến cho rằng, đối đầu với cơn bão thông tin, vai trò của hội đồng kiểm duyệt (bao gồm 20 học giả luật, và các nhà báo, tác giả chuyên nghiệp dẫn đầu) ngày càng trở nên quan trọng. Và số đông chú ý tới những bài viết được hội đồng này đánh giá cao như với một giấy chứng nhận đặc biệt.

Ngược lại, ông Sunstein, người xếp vị trí số 4 cho rằng, những người quản lý không có đủ sức để từ chối nhu cầu của lượng khán giả khổng lồ.

 Diễm Hương - Phạm Hiệp (Theo NYTimes) - Bản tin ĐHQG Hà Nội, số 208 - 2008
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN số 387 | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC