Tin tức
Home   >  Tin tức  >   Chân dung
Đại học Quốc gia Hà Nội: Nơi ươm mầm và nâng cánh những ước mơ
GS.TS Phan Mạnh Hưởng (Đại học Nam Florida, Hoa Kỳ; Cựu sinh viên Khoa Vật lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) bày tỏ: Khó có thể tin được đã hơn 27 năm kể từ ngày tôi - chàng trai Thái Bình ngày ấy - khăn gói lên Hà Nội nhập học tại Ký túc xá Mễ Trì, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Hơn 4 năm gắn bó với ngôi trường thân yêu, biết bao kỷ niệm đẹp về thầy cô, những người luôn truyền lửa nhiệt huyết, đam mê, ươm mầm và nâng cánh ước mơ cho bao nhiêu thế hệ học trò.
GS. Đào Văn Tập - người đặt viên gạch đầu tiên cho nền khoa học kinh tế ở Việt Nam
Tiến sĩ Phạm Hồng Công: Tiếp nối thành công của “Người thắp lửa”
Phạm Hồng Công, cái tên không còn xa lạ với giới khoa học quốc tế và Việt Nam, hiện đang là thực tập sinh sau tiến sĩ đồng thời cũng là giảng viên kiêm nhiệm tại Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN. Hiện nay, Phạm Hồng Công đã có hơn 30 bài báo được xuất bản trên các tạp chí quốc tế như ISI/Scopus.
Trường ĐH Công nghệ có Chủ tịch Hội đồng Trường và Hiệu trưởng mới
Ngày 17/5/2023, tại Hòa Lạc, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân đã trao quyết định công nhận chức danh Chủ tịch Hội đồng Trường cho GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và công nhận Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ với GS.TS Chử Đức Trình.
Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh - Nữ viện sĩ tâm huyết đưa Việt nam tiếp cận với thế giới
Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh, cựu sinh viên ngành hóa học, trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN là một trong 12 người được trao giải thưởng "phụ nữ xuất sắc trong lĩnh vực hoá học, kỹ thuật hoá học năm 2023". là giáo sư người việt đầu tiên tại đại học University College London (UCL) từ năm 2013, viện sĩ của 4 viện khoa học tại Vương quốc Anh, với nhiều giải thưởng khoa học danh giá, giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh luôn trăn trở với mong muốn đưa các nhà khoa học trẻ Việt Nam hội nhập không chỉ với các nhà khoa học trẻ thế giới mà còn với nền khoa học tiên tiến trên toàn cầu.
Tâm sự của một tấm gương học tập suốt đời
Dù đã gần 80 tuổi đời, nhưng hành trình tri thức của học viên Nguyễn Mạnh Trí chưa bao giờ dừng lại, bởi với ông, muốn phát triển bản thân, muốn đất nước giàu mạnh thì mỗi cá nhân cần phải học tập suốt đời. Ông là học viên đặc biệt của chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật hợp tác kinh tế và kinh doanh quốc tế, Trường ĐH Luật, ĐHQGHN.
Thầy Đỗ Đức Hiểu và chàng 'dị nhân' khoa Ngữ văn tiên phong mặc quần loe
Cụ Phan Thị Khóa và Quỹ học bổng K-T đồng hành cùng sự nghiệp giáo dục nước nhà
Sinh năm 1920, tại tỉnh Tuyên Quang, trong một gia đình nhà giáo nghèo, cụ Phan Thị Khoá lớn lên giữa hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, cực khổ - 8 tuổi đã phải xa nhà đi ở đợ. Khởi nghiệp kinh doanh khi mới 9 tuổi từ gánh hàng rong hoa quả, khoai sắn, đến năm 1931, bà Khóa chuyển sang bán rau rong, rồi khi đã tích cóp đủ vốn liếng, bà mở một quầy bán rau tại chợ và còn bán thêm một số mặt hàng tạp phẩm. Bằng chữ tín dành cho cả chủ hàng và khách hàng, quy mô buôn bán của bà Khóa ngày một mở rộng, ...
[SCTV4] Nhà khoa học với hơn 30 năm đam mê nghiên cứu vật liệu mới
[Emagazine] Nghiên cứu khoa học hướng đến phát triển cộng đồng
Với thành tích học tập và nghiên cứu xuất sắc, nữ sinh viên Bùi Khánh Huyền (Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN) đã đạt Giải thưởng Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ năm 2021. Bản tin UET đã có buổi trò chuyện với nữ sinh viên Bùi Khánh Huyền về giải thưởng danh giá này.
Tình nguyện chống dịch vì tình yêu và tấm lòng với các bệnh nhân nhi
Hầu hết các bệnh nhân Nhi mắc covid -19 đều không có người thân ở bên cạnh vì vậy việc chăm sóc cho các em lại càng khó khăn, vất vả hơn rất nhiều cho đội ngũ y bác sĩ và điều dưỡng. Điều này đã thôi thúc Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Đếm - giảng viên Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN xung phong lên tuyến đầu chống dịch.
“Người đặc biệt” của ngành vật lý
Một nhà vật lý lý thuyết kỳ cựu, được giới khoa học trong nước kính trọng, giới chuyên môn quốc tế đánh giá cao là GS.VS Đào Vọng Đức. Ông gây chú ý với quan điểm: Thế kỷ 21 này sẽ còn đánh dấu một bước tiến lớn về trí tuệ, đó là nhận thức khoa học và tâm linh không hề đối nghịch nhau mà là hai mặt bổ sung cho nhau…
GS.VS.NGND Nguyễn Văn Hiệu: Cánh chim đầu đàn ngừng bay
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu là nhà vật lý lý thuyết, vật lý toán học nổi tiếng, được coi tượng đài khoa học thuộc thế hệ các nhà khoa học đầu đàn của nền khoa học Việt Nam. Ông là nhà khoa học có uy tín lớn và nổi tiếng trong giới khoa học trong nước cũng như nước ngoài. Ông đã được trao tặng nhiều giải thưởng về khoa học có uy tín nhất ở trong nước cũng như trên thế giới (Giải thưởng Lenin về Khoa học và Kỹ thuật năm 1986, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về khoa học và kỹ thuật năm 1996,…), được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương độc lập hạng nhất (năm 2009), danh hiệu Nhà giáo nhân dân (năm 2010).
Người thầy giáo nhiều lần “cháy giáo án” bởi những câu chuyện chiến tranh
Nhớ lại những bài giảng với nhiều thế hệ sinh viên khoa Văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), PGS TS Phạm Thành Hưng nói: “Khi lên bục giảng, tôi nhiều lần bị "cháy giáo án" khi sa vào những câu chuyện chiến tranh. Sinh viên chăm chú nghe còn tôi lại băn khoăn với suy nghĩ như vậy có nên không?”.
Hán Nôm - ngành học quan trọng kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai
Trở thành Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm khi mới 35 tuổi, PGS.TS Nguyễn Tuấn Cường, viện trưởng trẻ nhất trong lịch sử của Viện Nghiên cứu Hán Nôm cũng như các viện thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là nhân vật có tầm ảnh hưởng trong giới học thuật cả trong nước và thế giới. Anh cho rằng, tư liệu Hán Nôm không chỉ là “di sản” (heritage), mà còn là “tài sản” (property). Chính vì vậy, tư liệu Hán Nôm cần được phát huy giá trị về mặt văn hóa, xã hội, học thuật và cả giá trị kinh tế trong thời đại ngày nay.
Nghiên cứu khoa học tạo nên giá trị cốt lõi của bản thân
Năm học 2020-2021, PGS.TS Nguyễn An Thịnh - Trưởng Khoa Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã trở thành tác giả chính của 8 bài báo được công bố trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI (3 bài Q1 và 5 bài Q2); chủ biên 5 cuốn sách chuyên khảo - trong đó có 2 cuốn được xuất bản bởi NXB Springer - một nhà xuất bản giàu truyền thống và có uy tín hàng đầu thế giới.
GS Nguyễn Đình Tứ - người suốt đời tôi mang ơn
Người truyền lửa cho học viên Chương trình Kĩ thuật Môi trường, Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN
TS. Nguyễn Thị An Hằng – Giám đốc Chương trình Kĩ thuật Môi trường (MEE), Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN đã được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ với thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học tự nhiên và được ứng dụng thực tiễn năm 2020. Đây là một ghi nhận cho quá trình bền bỉ, say mê làm nghiên cứu khoa học và giảng dạy của cô.
Làm thầy không nhất thiết phải đứng trên bục giảng
"Đến thời điểm này, tôi không hề nhận lương của ĐHQGHN, tôi chỉ “ăn” một lương thôi, Bộ Y tế đã trả lương cho tôi rồi. Tôi không cần lương. Tôi chỉ cần có một môi trường giáo dục tốt để truyền nghề. Như vậy là đủ”.
Làm thầy thì phải tận tâm, tận lực
Phía sau thành công của các thế hệ học trò là sự tận tâm, tận lực của mỗi thầy, cô giáo. Bằng nguồn cảm hứng, đam mê, tinh thần tự học của bản thân, các thầy, cô giáo thắp lên trong lòng các thế hệ học trò tinh thần chủ động, sáng tạo, hứng khởi trong học tập, trách nhiệm với cộng đồng. Đó là chia sẻ của giảng viên trẻ sinh năm 1988 TS. Trần Đình Minh, đang giảng dạy tại Khoa Công nghệ Giáo dục (CNGD), Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN vừa được Giải thưởng Nhà giáo trẻ tiêu biểu năm 2020 của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng.