Sau đại học
Home   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Giang
Tên đề tài: Nghiên cứu đánh giá định lượng nguy cơ ngộ độc thực phẩm do Staphylococcus aureus tại bếp ăn tập thể của một số trường tiểu học ở Hà Nội

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Giang                                                  2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 12/08/1983                                                            4. Nơi sinh: Bắc Giang

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 4050/QĐ-ĐHKHTN-CTSV ngày 19/09/2013 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn số 1033/QĐ-ĐHKHTN ngày 25/4/2017 và số 597/QĐ-ĐHKHTN ngày 06/3/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.    

7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu đánh giá định lượng nguy cơ ngộ độc thực phẩm do Staphylococcus aureus tại bếp ăn tập thể của một số trường tiểu học ở Hà Nội”

8. Chuyên ngành: Vi sinh vật học                                               9. Mã số: 9420 101.07

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:           Hướng dẫn chính: PGS.TS. Phạm Xuân Đà

                                                           Hướng dẫn phụ:    TS. Phạm Thế Hải

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Đây là công trình đầu tiên đánh giá định lượng nguy cơ ngộ độc thực phẩm do S. aureus trong bếp ăn tập thể ở một số trường tiểu học tại Hà Nội thông qua việc áp dụng đánh giá nguy cơ vi sinh vật kết hợp với phương pháp mô phỏng Monte Carlo để tăng độ chính xác trong dự báo nguy cơ và khắc phục được một số hạn chế của cả hai phương pháp khi áp dụng riêng rẽ.

Đã đánh giá được thực trạng nhiễm S. aureus và đưa ra cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm do S. aureus trong một số loại thực phẩm nguy cơ cao ở điều kiện chế biến và tiêu thụ tại bếp ăn tập thể một số trường tiểu học Hà Nội.

Đưa ra được cảnh báo về nguồn và con đường lây nhiễm S. aureus trong thực phẩm đã chế biến, từ đó đề xuất giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu ngộ độc thực phẩm  do S. aureus  tại các bếp ăn tập thể trường tiểu học.

Luận án đã cho thấy cách tiếp cận mới (áp dụng đánh giá nguy cơ kết hợp mô phỏng Monte Calor cùng phương pháp truy suất nguồn gốc lây nhiễm để đề xuất giải pháp can thiệp hiệu quả) có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát và cảnh báo nguy cơ an toàn thực phẩm ở Việt Nam (hiện vẫn dựa trên các phương pháp truyền thống)

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu đã cung cấp cho các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm các bằng chứng về điều kiện an toàn thực phẩm ở một số trường tiểu học Hà Nội và nguy cơ ngộ độc thực phẩm do S. aureus khi học sinh ăn thực phẩm bị nhiễm S. aureus ở trường từ đó giúp các nhà quản lý lựa chọn biện pháp truyền thông và quản lý hiệu quả đảm bảo an toàn thực phẩm học đường nói riêng và bếp ăn tập thể nói chung.

- Nghiên cứu cho thấy khả năng ứng dụng cách tiếp cận đánh giá định lượng nguy cơ vi sinh vật để mô tả định lượng nguy cơ ngộ độc thực phẩm do S. aureus từ đó làm cơ sở cho các khuyến cáo và giải pháp phòng chống ngộ độc S. aureus trong thực tế.

 

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Mở rộng việc đánh giá nguy cơ nhiễm S. aureus trên quy mô lớn, với nhiều loại đối tượng thực phẩm và đối tượng tiêu thụ thực phẩm khác nhau để có cái nhìn tổng quát về nguy cơ ngộ độc thực phẩm do S. aureus.

Thực hiện đánh giá nguy cơ các mối nguy vi sinh vật khác để có bức tranh toàn diện về nguy cơ ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật tại học đường để làm cơ sở cho các cơ quan quản lý lựa chọn và áp dụng biện pháp can thiệp, truyền thông nguy cơ hiệu quả; từ đó phòng ngừa và giảm thiểu ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật tại học đường.

Triển khai các chương trình đào tạo và áp dụng phân tích mối nguy và điểm kiểm soát trọng yếu (HACCP) để nâng cao hiệu quả kiểm soát an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể nói chung và bếp ăn trường học nói riêng. Nên xây dựng mô hình điểm về HACCP trong bếp ăn tập thể trường học và đánh giá hiệu quả từ đó có cơ sở khoa học để nhân rộng mô hình trong toàn quốc.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

Nguyễn Thị Giang, Lê Thị Hồng Hảo, Phạm Xuân Đà, Hoàng Đức Hạnh, Nguyễn Thùy Dương (2016), "Thực trạng an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể các trường tiểu học khu vực nội thành Hà Nội năm 2015", Tạp chí y học thực hành, số 7/2016, tr.17-20.

Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Thành Trung, Đặng Thị Oanh, Tạ Thị Yến, Lê Thị Hồng Hảọ, Phạm Xuân Đà (2016), "Thực trạng ô nhiễm Staphylococcus aureus trong bếp ăn tập thể tại một số trường tiểu học bán trú trên địa bàn Hà Nội năm 2015, Tạp chí y học thực hành, số 8/2016, tr.128-131.

Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Thị Thu Huyên, Đặng Thị Oanh, Phạm Thế Hải (2017),“Sự đa dạng di truyền của một số chủng Staphylococcus aureus phân lập được trong bếp ăn tập thể tại một số trường tiểu học bán trú trên địa bàn Hà Nội năm 2015", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 1S (2017) tr.119-126.

Nguyễn Thị Giang, Lưu Quốc Toản, Phạm Thế Hải, Phạm Xuân Đà (2018), “Đánh giá định lượng nguy cơ ngộ độc thực phẩm do Staphylococcus aureus khi học sinh ăn thịt lợn và trứng gia cầm bị nhiễm ở trường tiểu học tại Hà Nội”, Tạp chí y học dự phòng, tập 28, số 12-2018. tr.35-45.

 VNU Media - VNU - HUS
  Print     Send
Others