Sau đại học
Home   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Lê Thị Tuân
Tên đề tài: Vấn đề chuyển hóa liên ký hiệu trong điện ảnh châu Á hiện đại (Trường hợp các phim cải biên từ tác phẩm của F. Dostoevsky)

1. Họ và tên: Lê Thị Tuân                                               2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 25/5/1990                                                 4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/ QĐ-XHNV, ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Vấn đề chuyển hóa liên ký hiệu trong điện ảnh châu Á hiện đại (Trường hợp các phim cải biên từ tác phẩm của F. Dostoevsky)

8. Chuyên ngành: Lý luận Văn học                                 9. Mã số: 60.22.01.20

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Gia Lâm và TS. Nguyễn Thị Thu Thủy

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Thứ nhất, luận án xác định bản chất của dịch liên ký hiệu, phân biệt dịch liên ký hiệu với các loại/kiểu dịch khác, khẳng định dịch liên ký hiệu là hướng tiếp cận liên ngành, có triển vọng trong nghiên cứu các loại hình nghệ thuật nói chung và văn học-điện ảnh nói riêng.

Thứ hai, luận án chỉ ra những đặc điểm dịch liên ký hiệu-liên văn hóa từ tác phẩm của F.Dostoevsky đến phim cải biên trên các phương diện hình tượng thẩm mỹ và loại hình nghệ thuật thông qua ba bộ phim của ba đạo diễn thuộc những nền văn hóa châu Á khác nhau.

Thứ ba, luận án xác định các yếu tố chi phối chiến lược dịch chuyển của các đạo diễn, đó là ngữ cảnh văn hóa và các vấn đề xã hội, thị hiếu thẩm mỹ khán giả và phong cách đạo diễn. Cơ chế chuyển dịch là viết lại tự do văn bản nguồn với chiến lược bản địa hóa và tính chất thương thảo văn hóa.

Thứ tư, luận án đề xuất mô hình chuyển hóa liên ký hiệu-liên văn hóa với cơ chế hoạt động tương tác của những tham số đa trị. Mô hình này có thể dùng để tham chiếu cho những nghiên cứu sự chuyển dịch tác phẩm thuộc một loại hình nghệ thuật và thuộc về một nền văn hóa sang tác phẩm thuộc một loại hình nghệ thuật khác và thuộc về một nền văn hóa khác.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động học tập, nghiên cứu và giảng dạy điện ảnh cải biên, dịch liên ký hiệu – liên văn hóa nói riêng và văn học, điện ảnh nói chung ở các trường đại học và cao đẳng.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Dịch liên ký hiệu tác phẩm văn học và điện ảnh trường hợp các tác gia lớn trên thế giới.

- Dịch liên ký hiệu giữa các loại hình nghệ thuật khác như điện ảnh, hội họa, văn học, âm nhạc…

- Dịch liên ký hiệu tác phẩm của F. Dostoevsky trong tác phẩm của các đạo diễn ở các khu vực/ nền điện ảnh khác: Pháp, Mỹ, Ấn Độ…

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Lê Thị Tuân (2019), “Tiềm năng cải biên và các phiên bản cải biên từ Cô gái nhu mì của F. Dostoevsky”, Tạp chí Lý luận phê bình văn học nghệ thuật (8), tr. 109-122.

Lê Thị Tuân (2020), “Đối thoại liên văn hóa từ Những đêm trắng của Fyodor Dostoevsky đến Người yêu dấu của Sanjay Leela Bhansali", Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 6 (1), tr. 94-108.

Lê Thị Tuân (2020), “Vấn đề chuyển dịch Những đêm trắng và sự kiến tạo những sinh thể văn hóa”, Tạp chí Lý luận phê bình văn học nghệ thuật (2), tr. 119-126.

Lê Thị Tuân (2020), “Phim cải biên như là bản dịch: Trường hợp Cô gái nhu mì (1876) của F.Dostovesky và Dịu dàng (2014) của Lê Văn Kiệt”, Tạp chí Giáo dục nghệ thuật (32), tr. 84-88.

Lê Thị Tuân (2019), “Dịch liên kí hiệu và những ngã rẽ văn hóa: Bản địa hóa Những đêm trắng tại Ấn Độ và Hàn Quốc”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Cán bộ trẻ và Học viên Sau đại học năm 2019, tr.175-194.

Lê Thị Tuân (2021), “Chàng ngốc và hệ kí hiệu hiện đại chủ nghĩa tiểu thuyết của Dostoevsky”, Tạp chí Lý luận phê bình văn học nghệ thuật (5), tr.108-121.

Lê Thị Tuân (2021), “Dostoevsky trong điện ảnh Việt Nam và Srilanka: phim cải biên Cô gái nhu mì từ góc nhìn giới”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (8), tr. 100-110.

 VNU Media - VNU - USSH
  Print     Send
Others