Sau đại học
Home   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Phạm Thu Hằng
Tên đề tài: Ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên Học viện Cảnh sát Nhân dân

1. Họ và tên: Phạm Thu Hằng                                         2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 29/12/2022                                                4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1745/2017/QĐ – XHNV ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

6.1. Thời gian đào tạo: từ 07/2017 đến 07/2020

Đã gia hạn: Lần 1: từ 07/2020 đến 07/2021; Lần 2: từ 07/2021 đến 07/2022

6.2. Tên đề tài luận án:

Đã thay đổi:

Lần 1: “Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên cảnh sát” đổi thành “Sự ỷ lại trong học tập nhóm của sinh viên các trường Công an Nhân dân”.

Lần 2: “Sự ỷ lại trong học tập nhóm của sinh viên các trường Công an Nhân dân” đổi thành “Ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên Học viện Cảnh sát Nhân dân”.

7. Tên đề tài luận án: Ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên Học viện Cảnh sát Nhân dân

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                                         9. Mã số: 62 31 04 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lã Thị Thu Thủy; PGS. TS. Nguyễn Văn Lượt

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Đây là luận án đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên, nghiên cứu đã thu được những kết quả mới như sau:

- Xác nhận sự tồn tại của hiện tượng ỷ lại xã hội trong các nhóm học tập của sinh viên với mức độ trung bình.

- Biểu hiện ỷ lại xã hội của sinh viên khi học tập theo nhóm bao gồm: “Chểnh mảng, dựa dẫm”, “Thụ động, không hăng hái phát biểu”, “Không tích cực đóng góp”.

- Có sự khác biệt về mức độ ỷ lại xã hội của sinh viên xét theo một số lát cắt như đối tượng tuyển sinh, khóa học, vai trò trong nhóm, quy mô nhóm. Cụ thể: Sinh viên xuất thân từ học sinh tốt nghiệp THPT có mức độ ỷ lại xã hội cao hơn sinh viên đã trải qua quân ngũ; Trưởng nhóm có mức độ ỷ lại xã hội thấp hơn thành viên nhóm; Quy mô nhóm lớn hơn thì mức độ ỷ lại xã hội của thành viên nhóm cao hơn; sinh viên năm thứ ba có mức độ ỷ lại xã hội thấp hơn sinh viên năm thứ hai và sinh viên năm cuối.

- Mức độ ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên chịu sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.

- Trong các yếu tố có khả năng dự báo cho mức độ ỷ lại xã hội khi học nhóm của sinh viên, có những yếu tố có khả năng làm tăng mức độ ỷ lại xã hội và cả những yếu tố có thể làm giảm bớt hiện tượng này.

- Ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên có thể gây ra những hệ quả nhất định như tác động tiêu cực đến hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm, làm giảm sự nỗ lực của các thành viên khác trong nhóm học tập.

- Khi quy mô nhóm tăng từ 3 sinh viên đến 19 sinh viên, nếu giảng viên càng nhận biết rõ về việc thực hiện nhiệm vụ của sinh viên trong nhóm học tập thì sinh viên sẽ càng bớt ỷ lại xã hội; Khi được giao nhiệm vụ càng cao hơn so với năng lực thì sinh viên có học lực càng tốt sẽ càng bớt ỷ lại xã hội khi học nhóm.

- Càng nhận thức rõ về biểu hiện ỷ lại xã hội của thành viên khác trong nhóm, sinh viên càng có xu hướng tăng nỗ lực để bù đắp cho bạn cùng nhóm. Trước phản ứng bù đắp của thành viên cùng nhóm, thành viên ỷ lại xã hội có xu hướng tiếp tục giảm nỗ lực và dựa dẫm, từ đó dẫn tới hiệu quả làm việc chung của nhóm càng thấp.

12. Khả năng ứng dụng của luận án: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể tạo cơ sở cho việc nghiên cứu và tổ chức quá trình dạy học theo hình thức nhóm đạt hiệu quả, đặc biệt là tại các trường Công an nhân dân nói riêng và các trường thuộc lực lượng vũ trang nói chung.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Mở rộng phạm vi nghiên cứu về ỷ lại xã hội trong học tập nhóm tại các trường đại học trong cả nước.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Phạm Thu Hằng (2020), “A literature review of students’ social loafing in group-based learning”, Psychology and pedagogics in offical activity (4), tr. 140-145, ISSN 2658-638X.

Phạm Thu Hằng (2021), “The history of social loafing research”, International Journal Psychology and pedagogics offical activity (1), tr. 66-70, ISSN 2346-8351.

Phạm Thu Hằng (2021), “Social loafers’ continuous social loafing – A mediator in the relationship between teammates’ social compensation and team performance”, The 4th International Tokyo Conference on Innovative Studies of Contemporary Sciences” (8/2021), tr. 632-637, ISBN 978-625-7720-52-6.

 VNU Media - VNU - USSH
  Print     Send
Others