Sau đại học
Home   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Hoàng Quốc Ca
Tên đề tài: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ 2001 đến nay và tác động đến an ninh quốc gia

1. Họ và tên: Hoàng Quốc Ca                             2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 11/06/1988                                    4. Nơi sinh: Hà Tĩnh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1745 /2017/QĐ-XHNV, ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo

- Thứ nhất, Quyết định số 233/QĐ-XHNV ngày 09/01/2019 về việc bổ sung thêm cán bộ hướng dẫn khoa học luận án tiến sĩ.

- Thứ hai, Kéo dài thời gian đào tạo từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2022 theo quyết định của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.

- Thứ ba, Quyết định về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh số 1954/QĐ-XHNV ngày 26/7/2022 từ “Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016 và tác động đến an ninh quốc gia” thành “Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ 2001 đến nay và tác động đến an ninh quốc gia”.

7. Tên luận án: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ 2001 đến nay và tác động đến an ninh quốc gia

8. Chuyên ngành: Chính trị học                          9. Mã số: 62 31 02 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Quang Minh; TS. Phạm Ngọc Anh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

- Thứ nhất, luận án tổng hợp, đánh giá kết quả nghiên cứu đã công bố có liên quan, từ đó tìm ra những “khoảng trống” mà đề tài có thể khai thác.

- Thứ hai, luận án đã trình bày có hệ thống cơ sở lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế, an ninh quốc gia và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến an ninh quốc gia.

- Thứ ba, luận án nghiên cứu và phân tích quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ năm 2001 đến nay. Trên cơ sở đó xác định những thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân.

- Thứ tư, luận án nghiên cứu và phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến an ninh quốc gia của Việt Nam từ năm 2001 đến nay, những vấn đề đặt ra và các quan điểm cần quán triệt.

- Thứ năm, trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế và bảo đảm an ninh quốc gia trong thời gian tới.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Luận án góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý thuyết nghiên cứu về HNKTQT của Việt Nam, từ đó góp phần củng cố thêm luận cứ cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh mới.

- Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy về các môn học liên quan đến HNKTQT; gợi ý một số giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực của HNKTQT ở nước ta hiện nay.

- Những đề xuất của luận án có ý nghĩa nhất định trong việc hoạch định chính sách đối ngoại nói chung, HNKTQT nói riêng, đặc biệt lưu ý tới khía cạnh ANQG trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu những đặc điểm mới của hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp và những tác động đến an ninh quốc gia Việt Nam, đặc biệt là an ninh phi truyền thống.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 

1. Hoàng Quốc Ca (2021), “Economic Security in the Process of Vietnam’s International Economic Integration”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Những vấn đề an ninh và phát triển trong bối cảnh mới”, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Nxb. Thế giới, tr.443-464.

2. Hoàng Quốc Ca (2021), “The Economic Integration of Japan and Experience for Vietnam” (tác giả), International Journal of Social Science And Human Research, Volume 04 Issue 12 December 2021.

3. Phạm Quang Minh, Hoàng Quốc Ca (2021), “No One Left behind: Socialism in the Fight against COVID-19”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “ASEAN và cuộc chiến chống Covid-19”, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Nxb. Nomos, tr.17-22.

 VNU Media - VNU - USSH
  Print     Send
Others