Đại hội Đảng bộ ĐHQGHN lần thứ VI
Home   >  Tin tức  >   Đảng - Đoàn thể  >   Đại hội Đảng bộ ĐHQGHN lần thứ VI
Các cơ chế, chính sách phát triển nguồn lực KH&CN phục vụ đổi mới sáng tạo và chuyển giao KH&CN ở Đại học Quốc gia Hà Nội
Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) trong giai đoạn 2016-2020 vừa qua cho thấy các Ban chức năng và các đơn vị thành viên, trực thuộc đã triển khai tốt công tác thể chế hoá các chủ trương, định hướng của Đảng bộ ĐHQGHN, các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vựckhoa học và công nghệ (KH&CN).

 

Thực tế cho thấy các đơn vị trong toàn ĐHQGHN đã tạo ra các sản phẩm KH&CN có giá trị ứng dụng tốt với nhiều các phát minh sáng chế có giá trị thương mại, đồng thời tăng nhanh về số lượng và chất lượng công bố khoa học trên hệ thống tạp chí uy tín thế giới. Kết quả này góp phần nâng cao vị trí xếp hạng của ĐHQGHN nói chung và các đơn vị nói riêng trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới; góp phần quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao cho đất nước, đặc biệt là về khoa học cơ bản và khoa học liên ngành.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động KH&CN trong ĐHQGHN còn những hạn chế nhất định. Nghiên cứu khoa học chưa gắn kết chặt chẽ với chuyển giao công nghệ, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội. Các cơ chế, chính sách hiện hành của ĐHQGHN chưa cho phép các đơn vị được xã hội hóa hoạt động KH&CN trong khi nguồn lực đầu tư từ ngân sách có hạn.

Công tác phân bổ ngân sách cho KH&CN chưa đúng và đủ theo một chu trình của hoạt động KH&CN bao gồm từ nghiên cứu cơ bản, ứng dụng, thử nghiệm và thương mại hóa; chưa bám sát vào tiềm lực của các đơn vị, đầu tư phát triển KH&CN còn thấp, nhiều chính sách đầu tư đã có nhưng chưa được thực hiện đầy đủ do thiếu nguồn lực. Những điều này dẫn đến hoạt động KH&CN trong ĐHQGHN nói chung và các đơn vị nói riêng còn nặng tính hàn lâm, chủ yếu là nghiên cứu cơ bản, trong khi các phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm công nghệ được chuyển giao, ứng dụng vào thực tiễn để sản xuất ra hàng hóa có giá trị gia tăng và giá trị mang tính dẫn dắt phục vụ phát triển kinh tế-xã hội còn rất khiêm tốn. Các trường đại học, viện nghiên cứu còn gặp khó khăn trong tổ chức những hoạt động KH&CN để tạo ra nguồn thu tái đầu tư phát triển theo yêu cầu của Chính phủ về tự chủ đại học.

Quan hệ nguồn lực giữa các trường đại học và các viện nghiên cứu của ĐHQGHN với doanh nghiệp, với các nhà đầu tư và các tổ chức khác chưa thành một hệ sinh thái, chưa tạo ra nhiều sản phẩm KH&CN ứng dụng trong thị trường, dẫn đến nguồn lực tài trợ từ Nhà nước và từ bên ngoài cho hoạt động KH&CN ở ĐHQGHN còn rất hạn chế.

Để thúc đẩy phát triển nguồn lực KH&CN phục vụ đổi mới sáng tạo và chuyển giao KH&CN trong các trường đại học, các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm trọng điểm và từng cá nhân các nhà khoa học, trong thời gian tới, cần đến sự đồng tình, nhất trí của toàn Đảng bộ ĐHQGHN và các đơn vị trong công tác tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách và giải pháp, nhiệm vụ căn bản cho sự phát triển của ĐHQGHN.

Để phát có nguồn lực cho đổi mới sáng tạo trong nhiệm kỳ tới, các đơn vị và toàn bộ ĐHQGHN cần có một số cơ chế chính sách sau đây được tổ chức triển khai:

-  Nhóm chính sách thúc đẩy phát triển về nhân lực KHCN: Chính sách thu hút cán bộ xuất sắc và hình thành nhóm nghiên cứu mạnh gắn với quốc tế hoá trong tổ chức nghiên cứu.

- Nhóm chính sách thúc đẩy hạ tầng KHCN: Chính sách phát triển và hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo.Thành lập các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp Spin-off; nhóm chính sách sử dụng cơ sở vật chất theo hình thức hợp tác công tư.

- Nhóm chính sách thúc đẩy tài chính KHCN: Chính sách thu hút doanh nghiệp đến ĐHQGHN để tổ chức nghiên cứu và triển khai. Chính sách giúp tăng nguồn thu cho chuyển giao tri thức. Chính sách vốn hóa hoá tri thức, tài sản trí tuệ (thành lập các văn phòng TLO, TTO). Chính sách hình thành quỹ phát triển KHCN tại các đơn vị; Hợp tác xong phương, đa phương với doanh nghiệp địa phương và quốc tế. Nhóm chính sách khóa chi đến sản phẩm cuối cùng.

- Nhóm chính sách thúc đẩy tổ chức và phát triển các dự án nhiệm vụ KHCN động lực cho đổi mới sáng tạo: Chính sách thúc đẩy công bố quốc tế từ  < 1/một cán bộ hiện nay lên 1,5/ một cán bộ; Chính sách thúc đẩy việc đề xuất và triển khai các nhiệm vụ lớn tầm quốc gia, quốc tế; Chính sách phát triển các sản phẩm chủ lực.

(Trích tham luận của Ban KHCN)

 

 Theo Ban KHCN - VNUMedia
  Print     Send