Đào tạo bác sĩ, dược sĩ theo mô hình A+B, mô hình đào tạo đặc sắc của ĐHQGHN Đảng bộ Khoa Y Dược Từ năm 2010 đến nay, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã triển khai thành công mô hình đào tạo A + B, mô hình đào tạo liên thông và phối hợp giữa các đơn vị thành viên. Mô hình đào tạo A + B được ĐHQGHN triển khai từ năm 2000, bắt đầu với các chương trình đào tạo của Trường Đại học Giáo dục. A là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý đào tạo khối kiến thức cơ sở, chiếm tỷ trọng khoảng 20%-30% chương trình đào tạo, bao gồm Khối kiến thức chung (khối M1) và Khối kiến thức theo lĩnh vực (khối M2). Đối với các chương trình đào tạo bác sĩ, dược sĩ của Khoa Y Dược, A là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Các học phần trong khối kiến thức này được đảm nhiệm bởi nhiều đơn vị trong ĐHQGHN, ví dụ như Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN), Trường Đại học Ngoại ngữ, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Trung tâm Giáo dục thể chất,... Sau khi học xong 2 năm đầu ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, sinh viên sẽ quay về Khoa Y Dược (đơn vị B) để học khối kiến thức ngành và chuyên ngành. Nhờ vậy dù mới được thành lập năm 2010 song Khoa Y Dược lại có những lợi thế đặc thù mà không phải cơ sở đào tạo y học nào cũng có được. Đó là lợi thế của các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN - một trung tâm đào tạo đa ngành, liên ngành chất lượng cao uy tín nhất cả nước không chỉ đối với các ngành khoa học cơ bản mà còn đối với các ngành khoa học mới, các ngành khoa học có tính ứng dụng cao. Mỗi đơn vị nghiên cứu, đào tạo trong ĐHQGHN lại có đặc thù, thế mạnh theo từng lĩnh vực riêng và sự phối kết hợp giữa các đơn vị không chỉ nâng cao sức mạnh của từng đơn vị mà còn tạo nên sức mạnh to lớn của toàn ĐHQGHN. Mô hình đào tạo A + B là mô hình cho phép sinh viên học hai năm đầu ở Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, được trang bị khối kiến thức cơ sở trước khi quay về Khoa Y Dược học kiến thức chuyên ngành. Mô hình đào tạo này vừa trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng đa ngành, vừa trang bị kiến thức chuyên môn y khoa trên cơ sở gắn kết sâu sắc giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức đa ngành với chuyên ngành, giữa học tập với nghiên cứu khoa học, giữa học chuyên ngành với ngoại ngữ, tin học. Đến nay, Khoa Y Dược đã tuyển được 1108 sinh viên và sẽ tiến tới quy mô đạt mức 3150 sinh viên vào năm 2025. Chất lượng đầu ra của sinh viên đã được giới chuyên môn và xã hội đánh giá cao. Khóa luận của các sinh viên tốt nghiệp được các hội đồng giám khảo đánh giá là có chất lượng tốt, hơn 20% sinh viên sau khi tốt nghiệp đã thi đỗ nội trú Trường Đại học Y Hà Nội. 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, đúng chuyên ngành đào tạo và nhận được phản hồi tích cực từ phía các bệnh viện tuyển dụng. Sinh viên tốt nghiệp của Khoa Y Dược được đánh giá là chăm chỉ, chịu khó, có kỹ năng về nghiên cứu khoa học, khả năng ngoại ngữ tốt. Mô hình A + B giúp sinh viên được đào tạo các kiến thức cơ bản trong sinh học và khoa học sự sống, đó là nền tảng vững chắc rồi mới chuyển về Khoa Y Dược đào tạo kiến thức chuyên ngành (kiến thức khối ngành M3, nhóm ngành M4 và ngành M5) tại Khoa Y Dược. Trong thời gian qua đã có một sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị quản lý đào tạo là Khoa Y Dược với các đơn vị đào tạo khối kiến thức cơ bản trong công tác tổ chức đào tạo và quản lý sinh viên. Đầu mỗi học kỳ Khoa Y Dược đều họp với Trường ĐHKHTN để thống nhất kế hoạch đào tạo cho các em sinh viên của khối ngành Y Dược. Nhờ đó mà sinh viên nắm được kiến thức chuyên ngành một cách chắc chắn, có kỹ năng tốt để hành nghề và nghiên cứu khoa học sau khi tốt nghiệp. Chuẩn đầu vào Khoa Y Dược luôn ở trong top đầu 5 trường đào tạo Y Dược của Việt Nam. Trong năm học 2020 - 2021, Khoa Y Dược dự kiến tuyển sinh 400 chỉ tiêu cho 6 ngành: bác sĩ đa khoa, bác sĩ răng hàm mặt, dược sĩ, cử nhân chẩn đoán hình ảnh, cử nhân xét nghiệm y học, điều dưỡng. Dự kiến đến năm 2025, Khoa sẽ phát triển thành Trường Đại học Y Dược, sẽ đào tạo 13 ngành đại học; đến năm 2030 sẽ đào tạo 16 ngành đại học, 33 ngành thạc sĩ, 33 ngành tiến sĩ và 33 ngành bác sĩ nội trú với qui mô đào tạo lên đến 5000 sinh viên trong đó có nhiều chuyên ngành sẽ là thế mạnh của ĐHQGHN như Khoa học Y Sinh, quản lý bệnh viện, … Trong thời đại bùng nổ thông tin và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra ở khắp nơi, sự hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào thế giới thì việc trang bị kiến thức tin học, ngoại ngữ ngày càng cấp thiết cho sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Y Dược nói riêng, trang bị các kỹ năng làm việc cho sinh viên tốt nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn. Đào tạo hiện nay đang đứng trước thách thức lớn là tuổi thọ kiến thức ngày càng ngắn, hơn nữa, xã hội càng phát triển thì yêu cầu về kiến thức và kỹ năng đối với người lao động lại càng cao. Bên cạnh kiến thức và tay nghề, người bác sĩ, dược sĩ tốt nghiệp cần có các kỹ năng mềm. Vì vậy đào tạo hiện đại sẽ càng ngày càng cần đi vào đào tạo tay nghề và kỹ năng song song với trang bị kiến thức vì các em sẽ có thể tự trau dồi và cập nhật kiến thức sau khi được trang bị kỹ năng tìm kiếm thông tin (trên mạng, sách vở…). Dạy kiến thức sẽ giống như ta cho người học con cá, khi kiến thức đấy lỗi thời thì người học sẽ phải đi học lại để cập nhật. Dạy kỹ năng là cho người học cần câu để câu kiến thức, giúp người học tự học, tự tư duy, tự cập nhật kiến thức, tự vươn lên để tìm hướng đi cho mình và như vậy chúng ta sẽ không phải mất thời gian cập nhật và đào tạo lại. Tuy nhiên chuyển đổi từ dạy đơn thuần kiến thức sang dạy kết hợp kiến thức và kỹ năng sẽ là một thách thức, vì sẽ đòi hỏi thay đổi hẳn cách dạy và cách học, đòi hỏi đào tạo lại đội ngũ giảng viên, thay đổi lại tư duy, hệ thống tổ chức, quản lý đào tạo, trang thiết bị và cơ sở vật chất. Và như vậy, mô hình A + B cũng phải chuyển đổi dần để thích ứng với yêu cầu của xã hội hiện đại, để làm được điều đó cần phải đẩy nhanh việc thành lập các nhóm đổi mới giảng dạy ở Khoa Y Dược nói riêng và các đơn vị thành viên của ĐHQGHN nói chung, nhanh chóng khảo sát và áp dụng các mô hình đào tạo tiên tiến để đi tiên phong trong đổi mới chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng giảng dạy. 70 CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT HUY NGUỒN LỰC KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, CHUYỂN GIAO KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Ban Khoa học và Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội 1. Dẫn luận Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) trong giai đoạn 2016-2020 vừa qua cho thấy các Ban chức năng và các đơn vị thành viên, trực thuộc đã triển khai tốt công tác thể chế hoá các chủ trương, định hướng của Đảng bộ ĐHQGHN, các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN). Thực tế cho thấy các đơn vị trong toàn ĐHQGHN đã tạo ra các sản phẩm KH&CN có giá trị ứng dụng tốt với nhiều phát minh sáng chế có giá trị thương mại, đồng thời tăng nhanh về số lượng và chất lượng công bố khoa học trên hệ thống tạp chí uy tín thế giới. Kết quả này góp phần nâng cao vị trí xếp hạng của ĐHQGHN nói chung và các đơn vị nói riêng trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới; góp phần quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao cho đất nước, đặc biệt là về khoa học cơ bản và khoa học liên ngành. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động KH&CN trong ĐHQGHN còn có những hạn chế nhất định. Nghiên cứu khoa học chưa gắn kết chặt chẽ với chuyển giao công nghệ, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội. Các cơ chế, chính sách hiện hành của ĐHQGHN chưa cho phép các đơn vị được xã hội hóa hoạt động KH&CN trong khi nguồn lực đầu tư từ ngân sách có hạn. Công tác phân bổ ngân sách cho KH&CN chưa đúng và đủ theo một chu trình của hoạt động KH&CN bao gồm từ nghiên cứu cơ bản, ứng dụng, thử nghiệm và thương mại hóa; chưa bám sát vào tiềm lực của các đơn vị, đầu tư phát triển KH&CN còn thấp, nhiều chính sách đầu tư đã có nhưng chưa được thực hiện đầy đủ do thiếu nguồn lực. Những điều này dẫn đến hoạt động KH&CN trong ĐHQGHN nói chung và các đơn vị nói riêng còn nặng tính hàn lâm, chủ yếu là nghiên cứu cơ bản, trong khi các phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm công nghệ được chuyển giao, ứng dụng vào thực tiễn để sản xuất ra hàng hóa có giá trị gia tăng và giá trị mang tính dẫn dắt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội còn rất khiêm tốn. Các trường đại học, viện nghiên 71 cứu còn gặp khó khăn trong tổ chức nh
|