Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
GS. Đinh Gia Khánh - Người thầy của những khởi đầu
Ban biên tập Website ĐHQGHN: Ngày 14/10/2013, tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN đã diễn ra hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Giáo sư Đinh Gia Khánh.

Giáo sư Đinh Gia Khánh (1924-2003) sinh tại Thái Bình, từng học và dạy tại Trường Bưởi (Hà Nội). Từ năm 1956, ông giảng dạy tại Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia Hà Nội). Với những đóng góp xuất sắc trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, ông được phong Giáo sư vào năm 1980 và được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, năm 1996.
Chúng tôi trân trọng giới thiệu về bài viết của báo điện tử Vietnamnet, tít bài do Ban biên tập website đặt.
Những hồi ức từ học trò của cố GS. Đinh Gia Khánh tại hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của ông (tổ chức ngày 14/10) một lần nữa nhắc nhớ về tấm gương tự học, mẫu mực của "người đặt nền móng" cho nghiên cứu Văn học dân gian Việt Nam".
Người mở đường
Sự nghiệp của GS. Đinh Gia Khánh tập trung ở các lĩnh vực: Văn học dân gian, Văn hoá dân gian và Văn học trung đại Việt Nam.
Những công trình khoa học về văn học dân gian của ông hầu hết được viết trong khoảng thời gian từ những năm đầu thập kỷ 60 tới những năm cuối thập niên 70 của thể kỷ XX.
"Đọc lại các trang viết của GS Đinh Gia Khánh, điều quan trọng mà chúng ta tiếp nhận như một di sản khoa học của ông chủ yếu không phải là nhiệt tình công dân mà là tư tưởng khoa học về mối quan hệ giữa việc sưu tầm - nghiên cứu văn học dân gian với những nhiệm vụ lịch sử của thời đại..." – PGS. Chu Xuân Diên, một cộng sự của ông, cho biết.
PGS.TS Đinh Thị Minh Hằng nhìn nhận, GS. Khánh là chuyên gia hàng đầu về Văn học trung đại. Với hơn 30 năm giảng dạy Văn hoá trung đại Việt Nam ở Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội - GS đã có nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn mang tính học thuật nghiêm túc như: Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ X đến thế kỷ XVII; Văn học cổ Việt Nam (chủ biên - 1974); Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVII (2 tập, chủ biên - 1978, 1979); Lịch sử văn học Việt Nam (1980); Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (chủ biên - 1983).
GS Khánh là người mở đường vào kho tàng Văn hoá dân gian. Ông có nhiều công trình chuyên sâu về lĩnh vực này. Điển hình như cuốn Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện "Tấm Cám" năm 1968. Ông cũng là người đăt nền móng cho khoa Nghiên cứu văn hoá dân gian. Công trình Trên đường tìm hiểu Văn hoá dân gian (1989) của ông đã đề ra phương pháp luận cho ngành nghiên cứu Văn hoá dân gian....
"Cống hiến của GS. Khánh còn phải kể đến công lao chỉ đạo, tập hợp, hướng dẫn trong mấy chục năm một đội ngũ những người nghiên cứu, giảng dạy văn học viết, Văn học dân gian, Văn hoá dân gian. Ông là người thầy của nhiều thế hệ các nhà khoa học có tên tuổi như: Bùi Duy Tân, Chu Xuân Diện, Nguyễn Lộc, Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Xuân Kính... " - lời PGS. Hằng.
Chưa có bằng đại học
"Dù đã khuất bóng 10 năm nay, nhưng ông luôn là tấm gương tiêu biểu cho sự cần cù lao động, thái độ cẩn trọng, sự tự ý thức về tính chính xác và nghiêm túc trong khoa học. Cuối đời, ông có ý định viết công trình "Nền văn minh Việt Nam" - nhưng ý nguyện này bỏ ngỏ khi ông qua đời năm 2003" – PGS. Đinh Thị Minh Hằng nói trong tiếc nuối.
GS. Lê Chí Quế chia sẻ: "Thầy Đinh Gia Khánh chưa có bằng đại học. Đây là điều khó tin nhưng hoàn toàn đúng sự thật".
"Khi giúp thầy khai lý lịch, đến mục trình độ văn hoá - thầy cười và bảo "tương đương tốt nghiệp THPT".
GS. Quế giải thích:
"Thực ra, thầy đang học Trường ĐH Luật thì Cách mạng tháng Tám 1945 bùng nổ. Chàng trai Đinh Gia Khánh bỏ dở việc học, bước vào đời bằng việc dạy tiếng Anh cho học sinh phổ thông. Sau đó, dạy Văn học Việt Nam cho trường trung cấp sư phạm. Và trở thành giảng viên ĐH về các môn Văn học dân gian và Văn học Việt Nam trung đại".
"Với khả năng tự học, thầy đã tự trang bị cho mình một khối lượng kiến thức uyên bác trên các phương diện ngôn ngữ, văn học và văn hoá". Dù chưa phải Đảng viên, nhưng những năm 1980, ông vẫn được giao trọng trách Viện trưởng Viện văn hoá dân gian và là Tổng Biên tập Tạp chí Văn hoá dân gian.
Ông để lại ấn tượng với đồng nghiệp và học trò ở sự bình dị, trí tuệ mẫn tiệp, một khả năng lao động khoa học phi thường. Trong ứng xử, đó là thái độ khoan dung và hầu như không to tiếng với ai.
Tại hội thảo, nhiều học trò của ông, tuổi đã cao nhưng vẫn miệt mài góp một tiếng nói để mong nối dài những công trình nghiên cứu của GS Đinh Gia Khánh ở nhiều thế hệ kế tiếp.
GS. Đinh Gia Khánh từng dạy triết học và Anh ngữ tại Trường Bưởi (Hà Nội), Trường trung học Hàn Thuyên (Bắc Ninh). Trường Sư phạm, Khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc.
Từ tháng 9/1956, ông về nước giảng dạy văn học và Hán-Nôm tại Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội).
GS. chủ yếu tự học, biết các ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Pháp; tự học thêm tiếng Nga, tiếng Đức, Hán học.
Năm 1980, ông được phong học hàm GS ngành Văn học dân gian.
Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 (năm 1996) về Khoa học xã hội và nhân văn.

(*) Bài liên quan:

- GS. Đinh Gia Khánh - người thầy của những khởi đầu (100 năm - 100 gương mặt tiêu biểu ĐHQGHN)

 

 Nguyễn Hiền - Vietnamnet
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   |