Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Ảnh hưởng của toàn cầu hoá đến giáo dục Nhật Bản
Toàn cầu hóa không chỉ ảnh hưởng đến quá trình vận hành của nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến chính bản thân quốc gia đó. Ví dụ như một số chuyên gia cho rằng chức năng của nhà nước sẽ bị giảm đi do toàn cầu hóa và chính phủ buộc phải chú ý hơn đến các vấn đề địa phương và vùng. Tôi cũng muốn xem xét ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với chính sách giáo dục Nhật Bản.

TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC NHẬT BẢN
Vào những năm 70 thế kỷ trước, Hội đồng Giáo dục Trung ương Nhật Bản đã có dự án “Cải cách giáo dục lần thứ 3”. Dự án này bao gồm những đề xuất về xây dựng hệ thống trường học dựa trên đặc điểm phát triển của trẻ em qua  từng giai đoạn và cung cấp các lựa chọn khác nhau cho các khoá học. Có những chỉ trích cho rằng các đề xuất đó làm hạn chế sự phát triển nhân tài, đồng thời do sự hạn chế của ngân sách nhà nước, dự án đã không mang lại hiệu quả gì. Thủ tướng Nakasone lên cầm quyền và ông tuyên bố “cải cách giáo dục” là công việc chính trong các chương trình nghị sự của ông. Vào năm 1984, Hội đồng Giáo dục lâm thời đã được thành lập và vào năm 1986 việc biên soạn báo cáo đầu tay đã hoàn thành. Bản báo cáo đã đưa ra 8 điều khoản như là những nguyên tắc bao gồm: coi trọng các đặc điểm cá nhân của trẻ em; tập trung vào những môn học cơ sở; nuôi dưỡng sự sáng tạo, khả năng tư duy và khả năng thể hiện mình; gia tăng sự lựa chọn môn học; tăng thêm mối liên hệ của con người với môi trường giáo dục; chuyển sang cấu trúc học tập suốt đời; đáp ứng quá trình quốc tế hoá; đáp ứng các nhu cầu về tin học hoá.
Hội đồng Giáo dục lâm thời sau đó có soạn thảo bản báo cáo thứ hai và thứ ba và vào năm 1987 đã đệ trình bản báo cáo thứ tư . Bản báo cáo thứ tư một lần nữa nhấn mạnh vào nguyên tắc chú trọng đặc điểm cá nhân của trẻ em, việc chuyển đổi sang cơ chế học tập suốt đời, làm sao có thể đối mặt với quá trình quốc tế hoá và tin học hoá, nhưng những giải pháp của họ đã thất bại vì thiếu tính cụ thể và nhiều biện pháp đã không được thực hiện. Để giáo dục thích ứng với quá trình quốc tế hoá , Hội đồng đã đưa ra những điều khoản về giáo dục cho trẻ em sống ở nước ngoài trở về nước (returnee), trẻ em đang sống ở nước ngoài, làm cho trường học trở nên quốc tế hơn, tăng cường hệ thống tiếp nhận học sinh ngoại quốc, định mức lại việc học ngoại ngữ, tăng cường việc đào tạo tiếng Nhật và xem xét lại giáo dục đại học từ các quan điểm quốc tế. Nhìn chung, Hội đồng Giáo dục Lâm thời đã có rất nhiều đề án về giáo dục phù hợp với một xã hội phát triển toàn diện về mọi mặt, bắt kịp với nền giáo dục của các quốc gia phát triển. Nói cách khác, việc cơ cấu lại hệ thống giáo dục ở Nhật Bản chỉ đạt được, khi nền giáo dục này theo đuổi các mục tiêu phát triển cá nhân, sự tự do và quốc tế hoá giáo dục nhằm đáp ứng quá trình toàn cầu hóa và sự hội nhập kinh tế.
Toàn cầu hóa hiện đại bao gồm quá trình tin học hoá nổi bật lên ở Nhật Bản vào những năm 1960 để cạnh tranh với nền giáo dục phát triển ở Mỹ, trong khi Mỹ và Anh lại đang cố gắng thay đổi để thoát khỏi nền giáo dục lỏng lẻo, đang bị đe doạ làm suy giảm năng lực khoa học. Đó là khoảng thời gian ở Nhật tính chất đồng nhất của giáo dục và phương pháp học thuộc lòng bị phê phán gắt gao.
Đến những năm 1990, Hội đồng Giáo dục Trung ương lại tiếp tục thảo luận chủ đề “Giáo dục Nhật Bản cần phải như thế nào trước ngưỡng cửa thế kỷ 21” và đến năm 1996 họ đã đưa ra một khái niệm “Niềm đam mê cuộc sống”. Ẩn dưới đó là một dự đoán rằng xã hội Nhật Bản sẽ sớm đi vào kỉ nguyên của những thay đổi bất ngờ kết quả của sự tăng cường quá trình quốc tế hoá, tin học hoá và khoa học kỹ thuật cũng như các vấn đề về năng lượng, một xã hội giảm tỉ lệ sinh rõ rệt và đang già đi nhanh chóng. Hội Đồng cũng nhấn mạnh trẻ em trong kỉ nguyên mới cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau: có khả năng xác định được nhiệm vụ của mình, có khả năng tự học và tự suy nghĩ, biết phán quyết và giải quyết vấn đề một cách độc lập, tính nhân văn sâu sắc, biết tự rèn luyện mình, có trái tim nhân ái, tinh thần hợp tác, đồng cảm với những người khác, biết xúc động và có sức khoẻ. Hội Đồng còn nhấn mạnh để nuôi dưỡng “Niềm đam mê cuộc sống” thì toàn thể cộng đồng, bao gồm trường học, gia đình và các cộng đồng địa phương phải được “thư giãn hơn”. Ý tưởng này đã dẫn đến những biện pháp cụ thể đổi mới giáo dục trong trường học cũng như để chọn lựa kĩ càng các nội dung giáo dục giúp học sinh thông thạo tất cả những tri thức cơ bản, giảm giờ học trên lớp, chương trình linh hoạt hơn để giáo dục được nhiều học sinh có tính cách riêng. Một giải pháp khác là xây dựng môn học mới gọi là “giai đoạn học tập tích hợp” tập trung vào tổ chức các hoạt động với những kinh nghiệm thực tiễn.
Tuy nhiên, khi thủ tướng Obuchi lên nhận chức, ông đã thành lập Ủy ban Quốc gia về Cải cách Giáo dục và tuyên bố sẽ tập trung hơn vào việc dạy cho thế hệ trẻ trở nên hòa đồng với xã hội và lớn lên tự lập, có tính nhân văn cao, tạo ra những gì tốt đẹp nhất trong mỗi đứa trẻ, nuôi dưỡng những nhà lãnh đạo sáng tạo, và xây dựng những mô hình trường học mới. Nội các cũng đưa ra một bản sửa đổi Luật Giáo dục Cơ bản và thiết lập Kế hoạch Thúc đẩy Giáo dục. Cùng với những chính sách của nội các thủ tưởng Obuchi, Hội đồng Giáo dục Trung ương đã biên soạn một bản báo cáo vào năm 2003 có tên là: “Nuôi dưỡng những con người Nhật Bản phát triển toàn diện và khỏe mạnh để sống kiên cường trong thế kỉ 21”. Ý tưởng chủ đạo của cuộc cải cách giáo dục đã được hình thành từ các ý tưởng về “tình yêu quê hương, đất nước” và “trân trọng những giá trị truyền thống và văn hóa Nhật Bản”. Sự phát triển gần đây nhất trong chương trình hành động là bản sửa đổi Luật Giáo dục Cơ bản năm 2006. Bộ luật sửa đổi được Nghị viện thông qua mà không có sự phản đối lớn nào. Bộ luật này đưa ra các giải pháp chống lại bạo lực học đường trên toàn quốc. Tuy nhiên nó là một chính sách mang tính tượng trưng cao. Bản sửa đổi cũng thể hiện rằng thứ tự đang được thiết lập từ trên xuống thông qua sự chuyển đổi giáo dục từ bàn tay cá nhân sang chính phủ quốc gia. Bản sửa đổi không có hiệu lực tức thời đối với việc giải quyết các vấn đề bạo lực, mà nó có hiệu lực giáo dục trung và dài hạn. Tất nhiên bản luật sửa đổi này không thể hiện rằng đất nước đang quay trở lại thời kì hậu chiến tranh, bởi vì tính sáng tạo và sáng kiến rất cần thiết trên thị trường ngày nay.
BA KHUYNH HƯỚNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC
Vì quá trình toàn cầu hóa trong nền kinh tế dẫn các quốc gia đến sự cạnh tranh, các chu kì kinh tế đòi hỏi sự phát triển nguồn nhân lực để hỗ trợ sự cạnh tranh toàn cầu. Yêu cầu đó tiếp sức cho các tranh luận về việc đào tạo nguồn nhân lực tinh hoa và những tranh cãi về việc suy giảm năng lực khoa học. Điều này cũng đem lại các thay đổi trong việc đưa các bài học tiếng Anh vào các trường tiểu học, sự thành lập các trường trung học cơ sở, sự gia tăng giờ học trên lớp, việc thực hiện hệ thống chứng chỉ giảng dạy mới và các liệu pháp sốc như chuyển các trường đại học thành các Trung tâm chất lượng cao và chuyển các đại học quốc gia thành các tập đoàn quản trị độc lập.
Về thuật ngữ quá trình Mỹ hóa, người ta cho rằng hệ thống giáo dục sau chiến tranh của Nhật đã được thiết kế theo hệ thống giáo dục của Mỹ . Thậm chí là trong và sau những năm 1980, Nhật Bản vẫn tiếp tiếp tục làm theo  các hệ thống giáo dục của Mỹ. Hiện nay, các cuộc cải cách đang diễn ra theo mô hình của Anh.
Khi giáo dục đồng nhất bị chỉ trích vào những năm 1980, dân chủ hóa dưới những khái niệm như là “niềm đam mê cuộc sống” hay tập trung vào các cá nhân, tìm kiếm sự giải phóng các cá nhân, sự độc lập và sự trưởng thành như là cơ sở của dân chủ hóa. Đây là bước đi lớn trong giáo dục dân chủ và quyền công dân của Nhật Bản. Dân chủ hóa cũng tạo nên những cải tiến liên quan đến quá trình hình thành các cơ cấu phi trung ương hóa (như vai trò lớn của các chính quyền thành phố tự trị và tính độc lập của của các trường học), Hệ thống Hội đồng Tư vấn Trường học, và Hệ thống tuyển chọn liên quan đến các quy luật của thị trường. Sự kêu gọi ngày càng tăng về trách nhiệm giải trình tổng thể cho phép con người chia sẻ thông tin, dẫn đến sự mở cửa hơn của quản lý trường học.
Ở Nhật Bản bây giờ đang nổi bật lên ba xu hướng chính ảnh hưởng lẫn nhau trong môi trường ngày càng bất ổn, phức tạp ở cả phương diện trong nước và quốc tế.
Trong nước thì Nhật Bản đang phải đối mặt với những vấn đề của một xã hội đang bị già hóa, khủng hoảng tài chính, việc gia tăng những bất an về mặt tâm lý sự mệt mỏi của thể chế, áp lực về sự già hóa dân số và sự bất ổn định của Nhật Bản, sự suy thoái kéo dài, gia tăng số luợng công nhân tạm thời và các công nhân làm việc bán thời gian, phổ biến chủ nghĩa ích kỉ và đa dạng cảm nhận về giá trị Nhật Bản có thể xem như là các biểu tượng của sự hòa nhập mới. Các chính sách của Nhật Bản ngày càng coi trọng vai trò của công chúng.
Về mặt quốc tế, làm sao Nhật Bản có thể đối mặt với vết tích của cuộc chiến tranh lạnh ở châu Á, vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên, các vấn đề khủng bố và nguồn tài nguyên thiên nhiên ở trên lãnh thổ Nhật Bản và làm thế nào để đất nước thích ứng được với chủ nghĩa khu vực mới đang là những vấn đề thách thức Nhật Bản.
Hơn nữa sự gia tăng toàn cầu hóa có thể hoá giải và làm phức tạp tình thế. Chính phủ sẽ can thiệp vào những trường hợp này như thế nào? Chính sách nào sẽ được chính phủ ứng dụng để giải quyết những hậu quả không định trước bằng sự can thiệp của mình. Nhật Bản cần phải giải quyết từng vấn đề cẩn thận, lựa chọn gia tốc hay kìm hãm từng chính sách. Sự trưởng thành về nhận thức của công chúng đòi hỏi mạnh mẽ trách nhiệm giải trình liên quan đến quá trình dân chủ hóa. Người ta đòi hỏi Chính phủ phải xem xét trước các hậu quả của các chính sách mà nó đưa ra. Trong bối cảnh này, sẽ tốt hơn nếu như chính phủ được trang bị về mặt lý luận. Hơn nữa, khi xây dựng các giải pháp để chống lại sự bất ổn của tình hình trong nước và quốc tế hay cách chống lại các hoạt động của khủng bố, chính phủ cần phải hết sức tinh tế để không vi phạm quyền tự do của con người. Chính phủ yêu cầu phát triển học sinh, sinh viên tài năng. Vòng quay kinh tế đòi hỏi sự phát triển của nguồn nhân lực để hỗ trợ cho việc cạnh tranh toàn cầu. Và cuộc cải cách giáo dục của Nhật Bản đã được xây dựng, học tập từ các cuộc đổi mới tự do mới của người Anglo Saxon vốn là một loại hình của quá trình Mỹ hóa.





 GS. IKUO ISOZAKI - Bản tin ĐHQGHN số 278
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   |