Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Tổng kết Chương trình "Tăng cường năng lực và chuyển giao công nghệ giảm thiểu địa tai biến ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Pha II)”
Ngày 06/12/2017, tại ĐHQGHN đã diễn ra Hội nghị tổng kết Chương trình "Tăng cường năng lực và chuyển giao công nghệ giảm thiểu địa tai biến ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Pha II)” do Chính phủ Na Uy tài trợ.

Chủ trì Chương trình là ĐHQGHN, các đối tác tham gia gồm có: Công ty tư vấn xây dựng điện I (PECC 1), Trường ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội, Viện Địa Kỹ thuật Na Uy (NGI) và Ủy ban Các nguồn tài nguyên nước và năng lượng Na Uy (NVE).

Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn dự và phát biểu tại Hội nghị.

Tham dự có Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Siren Gjerme Eriksen; GS.TS Mai Trọng Nhuận – Giám đốc Chương trình cùng các nhà khoa học Na Uy và Việt Nam.

Dự án "Tăng cường năng lực và chuyển giao công nghệ giảm thiểu địa tai biến ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Pha II)”  tiến hành tổng hợp tài liệu nghiên cứu về địa tai biến trên khu vực lân cận các công trình thủy điện Sông Tranh 2, Sơn La (tỉnh Sơn La) và tỉnh Hà Giang, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi – nơi có nguy cơ rất cao về địa tai biến.

Tại Hội nghị, GS.TS Mai Trọng Nhuận và TS. Rajinder Bhasin – chuyên gia Viện Địa kỹ thuật Na Uy đã báo cáo trước Hội nghị về những kết quả nghiên cứu của pha II.

Chương trình hướng đến việc tiếp tục tăng cường năng lực, xây dựng đội ngũ các chuyên gia của Việt Nam có trình độ cao về thích ứng và giảm thiểu địa tai biến trong bối cảnh biến đổi khí hậu thông; thành lập Trung tâm Nghiên cứu Xuất sắc Thiên tai và Biến đổi môi trường (Center of Excellence) tại ĐHQGHN; góp phần tăng cường giao lưu hợp tác khoa học, giáo dục, văn hóa giữa Na Uy và Việt Nam.

Mục tiêu của dự án nghiên cứu nhằm xây dựng và triển khai chương trình đào tạo sau đại học về “Địa chất môi trường và địa tai biến” theo tiêu chuẩn của Trường ĐH Oslo (Na Uy); phát triển kỹ thuật và quy trình khoa học đánh giá địa tai biến tại hai vùng trọng điểm là khu vực lân cận các công trình thủy điện sông Tranh 2 và Sơn La (đặc biệt là vùng hạ lưu đến trước hồ thủy điện Hòa Bình) và tỉnh Hà Giang (tập trung ở các huyện Xín Mần và Quang Bình); đề xuất các giải pháp phòng chống địa tai biến thích hợp bao gồm cả các giải pháp công trình và phi công trình; đánh giá tính khả thi của các mô hình kiểm soát, cảnh báo sớm các tai biến địa động lực, lũ lụt, lũ quét, sụt lún vùng núi, trượt lở và lũ bùn đá.

Qua các hoạt động nghiên cứu lần này, gần 400 lượt cán bộ đã được đào tạo thông qua các khóa học. Khoảng 90 lượt cán bộ được huấn luyện và đào tạo thông qua việc tham gia các hoạt động trực tiếp ngoài hiện trường. Chương trình đã và đang hỗ trợ cho việc thực hiện thành công 14 luận văn thạc sĩ và 8 luận án tiến sĩ. Tổng cộng có 15 chuyên gia được tham gia trao đổi nghiên cứu khoa học và đào tạo tại Na Uy.

Hai chuyên gia cũng báo cáo chi tiết các kết quả nghiên cứu tại các khu vực trọng điểm và các kết quả của việc phổ biến kinh nghiệm từ các chương trình thí điểm. 

Phát biểu tại Hội nghị, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn cho biết, theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đối khí hậu, với nhiều nguy cơ địa lý như lũ lụt, sạt lở đất, động đất, xói lở bờ biển và sụt lún xảy ra ở nhiều nơi khác nhau. Nhận biết được các tác động tự nhiên và nhân sinh này luôn có diễn biến phức tạp, gây khó khăn trong việc ứng phó, ĐHQGHN cùng các đối tác trong nước và Na Uy đã triển khai thành công Chương trình nghiên cứu về “Tăng cường năng lực giảm thiểu và thích ứng với địa tai biến liên quan đến môi trường và phát triển năng lượng ở Việt Nam” dưới sự sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Vương quốc Na Uy.

Đánh giá cao sự hỗ trợ của Chính phủ Na Uy, những nỗ lực của các nhà khoa học hàng đầu của hai nước, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn cho biết, sau 5 năm triển khai, chương trình đã hoàn thành mục tiêu đề ra cũng như đề xuất và chuyển giao các phương pháp luận, các mô hình giảm nhẹ mối nguy hiểm từ địa tai biến ở Việt Nam. Bên cạnh đó, chương trình đã tạo cơ sở cho việc xây dựng Chương trình Thạc sĩ “Địa chất môi trường và Tai biến địa chất” và thành lập Phòng thí nghiệm trọng điểm cấp ĐHQGHN về “Địa chất môi tường và Ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Tại Hội nghị, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Siren Gjerme Eriksen cho hay, Na Uy rất quan tâm và mong muốn được chung tay với Việt Nam trong giải quyết thách thức về môi trường, vấn đề mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm, trái đất nóng lên, đi kèm với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt và nước biển dâng…

Bày tỏ tin tưởng vào hiệu quả hợp tác với ĐHQGHN và các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực này, bà đánh giá, các nhà nghiên cứu hai nước đã góp phần nâng cao chất lượng dự báo về các sự cố thời tiết bất thường và giảm thiểu tác động của tai biến địa chất, qua đó tăng cường năng lực cho các nhà khoa học trẻ Việt Nam – thế hệ tương lai của đất nước.

GS.TS Mai Trọng Nhuận và TS. Rajinder Bhasin – chuyên gia Viện Địa kỹ thuật Na Uy báo cáo
về những kết quả nghiên cứu của pha II

 Sinh Vũ - Ảnh: Ngọc Tùng - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   |