Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Vừng ơi mở cửa: 30 năm câu chuyện ngày trở về
Tối 7/12, tại sân KTX Mễ Trì (182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội) đã diễn ra chương trình Vừng ơi mở cửa - Đêm gặp gỡ và giao lưu nghệ thuật của các thế hệ sinh viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN.

Trưởng Khoa Văn học Phạm Xuân Thạch (đứng bên phải) và TBT Báo Đời sống & Pháp luật Nguyễn Tiến Thanh (ngồi, bên trái)

Chương trình do khoa Văn học - Trường đại học KHXH&NV phối hợp với Hội Cựu sinh viên khoa Ngữ Văn, Nhà xuất bản Văn học, báo Đời sống và Pháp luật, báo Kinh tế và Đô thị, Ban Văn học nghệ thuật VOV6 Đài Tiếng nói Việt Nam tiến hành tổ chức một chương trình giao lưu nghệ thuật giữa các thế hệ sinh viên của Khoa mang tên “Vừng ơi mở cửa”.

Ý tưởng của đêm giao lưu nghệ thuật được khởi phát từ việc xuất bản tập thơ “Vừng ơi mở cửa” - tập thơ sinh viên phát hành nội bộ từ năm 1991, nay được chào đón trở lại đời sống văn học với sự tiếp sức của Nhà xuất bản Văn học.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm viết: "Các bạn đang cầm trên tay một tập thơ có một số phận không bình thường – Tập thơ này đã biến mất 27 năm một cách vô tăm tích, rồi lại đột ngột hiện ra trước đôi mắt sững sờ của thi sĩ kiêm nhà báo Nguyễn Tiến Thanh trong một buổi tình cờ dọn nhà. Tiến Thanh đã run run và rưng rưng cầm cuốn sách lên, rồi anh cứ thế ngồi bệt trên nền nhà mà đọc liền một mạch, đọc trong nỗi xôn xao rất khó diễn tả thành lời. Tiếp đấy, Tiến Thanh vội vã gởi tập thơ tới Giám đốc Nhà xuất bản Văn học là Nguyễn Anh Vũ với một lời đề nghị ngắn gọn: Nếu có thể, Giám đốc nên cho in lại tập thơ này, thay mặt tất cả các bạn sinh viên Khoa Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cảm ơn Vũ thật nhiều!".

Nhà giáo Nguyễn Hùng Vỹ (bên phải) cùng nhà báo Phùng Huy Thịnh (ở giữa), nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm (bên trái) cùng ôn lại những kỉ niệm một thời.

Đêm giao lưu nghệ thuật “Vừng ơi mở cửa” có sự lồng ghép giữa nhạc – kịch - thơ với các câu chuyện kể về một thời hoa niên… tái hiện câu chuyện ngày trở về. Cùng với ca khúc phổ thơ, các bài thơ trong tập “Vừng ơi mở cửa” vang lên trên sân khấu, qua phần trình diễn của chính các tác giả. Những kỉ niệm, những gương mặt, kí ức, giai thoại được sống dậy trong bồi hồi thương nhớ.

GĐ ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn – cựu sinh viên Khoa Ngữ Văn cùng các thầy cô giáo, cựu sinh viên tại Chương trình nghệ thuật Vừng ơi mở cửa - Ảnh: Ngọc Vinh

Khách mời đêm nghệ thuật là các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ tên tuổi từng là sinh viên khoa Ngữ văn - Trường đại học Tổng hợp như: Nguyễn Thị Thu Thủy, Phùng Huy Thịnh, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Sĩ Đại, các nhà thơ gắn bó với Câu lạc bộ thơ sinh viên xưa như: Trần Quang Dũng, Trần Hữu Việt, Nguyễn Việt Chiến, nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến... Đặc biệt, vị khách mời là người thầy, người bạn của nhiều thế hệ sinh viên yêu mến – Nhà giáo Nguyễn Hùng Vỹ.

Tại chương trình, Tổng biên tập báo Đời sống và Pháp Luật Nguyễn Tiến Thanh chia sẻ lí do ra đời tập thơ “Vừng ơi mở cửa”.

“Tôi cho rằng tập thơ đó đầy khát khao, đầy hưng phấn, đầy mơ mộng của tuổi trẻ nhưng nhìn dưới góc độ nghệ thuật, con mắt của các nhà thơ thành danh hiện nay thì tập thơ đó đầy non nớt. Lí do sâu xa cho ra đời tập thơ này là tái hiện lại một không khí sinh hoạt, một hào khí truyền thống văn thơ của khoa Văn như một ngọn lửa, một giấc mơ, một niềm cảm xúc, niềm tự hào ngọn lửa huyền thoại cháy qua rất nhiều thế hệ. Đấy là cảm hứng làm thơ, cảm hứng sáng tạo và nó lấp lánh đầy sự vẫy gọi”.

Cuối chương trình, Hội Cựu sinh viên đã trao tặng và đóng góp cho Quỹ học bổng Văn Khoa từ nguồn tài trợ của một số doanh nghiệp và từ nguồn đóng góp của chính các cựu sinh viên.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm chia sẻ: “Đây là một tập thơ có số phận không bình thường. Tập thơ đã biến mất, "biệt tích" suốt 27 năm rồi lại đột ngột, tình cờ xuất hiện...". Các cây bút góp mặt trong tập thơ “Vừng ơi mở cửa” đã cùng nhau làm nên một bản hòa tấu của tâm hồn, giúp ta lưu giữ những ký ức về thời thanh xuân tươi đẹp.

“37 tác giả ngày đó trong tập thơ này, 37 niềm đam mê sáng tạo thơ ca một thời ở Văn khoa Tổng hợp, bây giờ họ ra sao? Tất cả, tất cả họ đều là những con người tử tế. Trong số đó, có người rẽ lối thành doanh nhân, có người là nhà nghiên cứu, có người trở thành nhà báo, không ít người giữ những chức vụ quan trọng ở các cơ quan trọng yếu của nhà nước... Cuộc sống là sự chọn lọc khắc nghiệt, cuộc đời là quá trình vận động vô thường nhưng những người yêu thơ, trân trọng thơ, neo giữ thơ trong tâm khảm vẫn luôn khẳng định được nhân cách, nhân phẩm trong hành trình tồn tại” nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, giảng viên Khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn bày tỏ.

"Vừng ơi mở cửa" không chỉ dành cho tất cả các thế hệ sinh viên đã và đang học tập dưới mái nhà chung Khoa Ngữ Văn trước kia và Khoa Văn học ngày nay mà còn dành cho cả những thế hệ sinh viên các khoa khác đã từng học tập và gắn bó với Đại học Tổng hợp, với Trường Đại học KHXH&NV, với ký túc xá Mễ Trì. Đây là dịp để các thế hệ cùng ôn lại những kỷ niệm xưa, cùng tự hào về truyền thống của sinh viên Văn khoa Tổng hợp, cùng lưu giữ và trao truyền tinh thần đó cho các thế hệ sinh viên hôm nay.

PGS.TS Phạm Quang Long, nguyên Chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, nguyên PGĐ ĐHQGHN tâm sự về chương trình nghệ thuật “Vừng ơi mở cửa” trên trang FB cá nhân: Lứa sinh viên ngày ấy ở khoa Ngữ văn tài hoa, nhiều khát vọng nhưng họ cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách mà nếu ai không vượt qua được thì khó thành người. Đêm ấy, tôi bồi hồi khi gặp lại vài người ngày ấy đã sa sẩy nhưng bây giờ họ đã trở thành những người rất bản lĩnh, đã gánh vác những công việc quan trọng. Không biết họ có nghĩ gì về những ngày xưa lầm lỡ của mình không nhưng tôi thì nhớ và nghĩ. Tôi vui vì thấy họ trưởng thành nhưng mừng hơn khi họ vẫn còn làm thơ, yêu thơ. Tôi nghĩ khi người ta còn đọc sách, làm thơ, còn nghĩ về những người khác, họ là những người tử tế. Họ sống tử tế vì họ tự thấy mình không thể sống khác.

Tôi gặp một người yêu thơ. Em ấy đã từng nói với tôi: “ em vì yêu thơ mà phải lấy cả một người đấy thầy ạ”. Tôi thấy vui lắm. Một em làm thơ mà được yêu rồi cưới người mình yêu. Một em yêu thơ mà cưới cả một người thơ và cùng nhau xây đắp lâu đài hạnh phúc như đã từng mơ ước. Và, tôi biết họ vẫn hạnh phúc, vẫn đồng hành cả chuyện thơ, chuyện nghề và chuyện đời. Duyên và phận gắn bó họ. Họ may mắn hơn người khác và trong cái may mắn ấy có công sức của những vần thơ, khát vọng cùng hướng tới những điều tử tế.

Tôi thấy những cựu chiến binh, những thanh niên già thế hệ tôi như trẻ lại, cháy hết mình trong đêm ấy, thấy thế hệ anh tôi, bạn tôi như trẻ ra, đầm ấm, quây quần, thấy thầy chúng tôi vẫn tinh tế, vui, vẫn viết và đọc thơ tình thì đêm thơ ấy vẫn là một đêm đáng nhớ.

Và trên hết, tôi hiểu rằng, thơ các em chưa phải là hay, tuyệt vời nhưng cái cách các em hướng tới sự hoàn thiện, những khao khát đem lại điều gì đó cho con người mới là điều trân trọng nhất. Còn chuyện này nếu tôi không nói ra, các em sẽ không bao giờ biết đâu: đó là các học trò của tôi cũng dạy lại tôi về lẽ sống đấy – PGS.TS Phạm Quang Long chia sẻ.

 

Nhà thơ Phan Huyền Thư (thứ 4 từ trái sang) và các thế hệ sinh viên - Ảnh: FB của Phan Huyền Thư

A.N.H.C.Ó.T.Ì.M.T.H.Ấ.Y.M.Ù.A.X.U.Â.N.K.H.Ô.N.G? (*)

Thơ của Phan Huyền Thư (Cựu sinh viên K34)

Mưa phùn lưu lạc
trên những cánh hoa tàn cuối đông 
trước bia mộ.
Bụi cũ đã đóng thành rêu 
biếc đáy chén gốm 
rượu tảo tình cặn lắng.
Tay nhè nhẹ nhấc những mầm cỏ Ấu
cuống trắng ngần chen trong kẽ đá xanh.

Vàng mã xoáy xoáy vòng lên cao 
vẫy chào tiết điệu nhung nhớ.
Hoài niệm mới cho mùa mùa qua bến cũ.

Anh đã chạm được mùa xuân chưa?

Ngày cuối đông 
tím biếc, trong và cứng 
như chiếc kim xuyên qua tấm sương mù 
thêu làn khói mỏng trầm hương bằng đường chỉ sám hối.

Ai cũng đã từng yêu đương rất vội. 
Ai cũng đang rất hoang mang, nhọc lòng.
Ai cũng sẽ nghiến răng để hy vọng.
Ai rồi cũng nằm dưới mộ đón tiết lập xuân.

Anh có ước hẹn gì với mùa xuân không?

Mỗi khi chúng ta lau những tấm ảnh chân dung
trên ban thờ 
người từ trăm năm nhìn chúng ta 
những vô ngôn, bất lực.
Mỗi khi chúng ta đánh bóng lên 
chiếc lư đồng đựng đầy ăn năn tiền kiếp, 
dường như có tiếng thở dài thổn thức 
những sân hận muôn trùng.

Anh có đợi được hết mùa xuân không?

Khi chiếc đèn nến lập loè ngọn lửa thuỷ tinh 
và sợi vonfram sáng ngượng nghịu.
Khi tiếng tụng niệm trong viên pin nén hàng Tàu eo éo
vơ váo hộ chúng ta chút ít đức tin.

Khi chúng ta đem chùm hoa nhựa cáu bẩn khói hương 
ra tỉ mẩn ngồi đánh xà phòng 
rồi hong trên hàng hiên trong gió bấc...

Anh có tìm thấy mùa xuân không?

(*) Bài thơ được đọc trong Chương trình nghệ thuật

 

 Phong Linh, Hạnh Đỗ, Ngọc Tú, Ngọc Vinh - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   |