Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Sẽ có chính sách đột phá cho các nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học
Ngày 9/4, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCNMT) - Bộ GD&ĐT đã có buổi làm việc với ĐHQGHN về một số nội dung liên quan đến hoạt động khoa học công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH).


 

GS. Tạ Ngọc Đôn – Vụ trưởng Vụ KHCNMT và GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN đồng chủ trì buổi làm việc.

 

Phát biểu tại buổi làm việc GS Tạ Ngọc Đôn, Vụ trưởng Vụ KHCNMT cho rằng, trong khuôn khổ thực hiện Luật bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật giáo dục đại học đã được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2018, việc hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển hệ thống đại học Việt Nam nói chung và một số cơ chế chính sách cấp bách nhằm tạo hành lang pháp lý thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở GDĐH là rất cần thiết.

 

Vì vậy, việc lấy ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học, các nhà quản lý thuộc các cơ sở GDĐH là điều quan trọng để hoàn thiện cơ chế chính sách mà chính các cơ sở GDĐH là đối tượng trực tiếp hưởng thụ.

 

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN cho biết, với định hướng phát triển theo mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến, đa ngành, đa lĩnh vực, ĐHQGHN đã thực hiện đào tạo chất lượng cao, trình độ cao thông qua việc gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo với nghiên cứu khoa học, quan tâm xây dựng, phát triển các nhóm nghiên cứu (NNC) mạnh và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.

 

Đối với các trường đại học nghiên cứu, công tác nghiên cứu khoa học luôn được gắn kết chặt chẽ với đào tạo. Đào tạo thông qua nghiên cứu và nghiên cứu khoa học để tiếp cận đỉnh cao của trí thức, từ đó quay trở lại đào tạo với chất lượng cao, trình độ cao. Sự hình thành các NNC trong các trường đại học như một lẽ tự nhiên và tất yếu. Chính vì vậy, danh tiếng của các trường đại học lớn trên thế giới thường được gắn với tầm vóc các công trình khoa học và tên tuổi của các nhà khoa học lớn. Nhà khoa học muốn phát triển được ý tưởng khoa học, xây dựng trường phái học thuật của mình hoặc giải quyết một vấn đề khoa học liên ngành phải thiết lập được nhóm cộng sự và sinh viên, tức là phải xây dựng được NNC.

 

GS.TS Phạm Hùng Việt - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển bền vững (CETASD - Trường ĐHKHTN) nêu quan điểm: các NNC chính là các tế bào cơ sở của một đơn vị nghiên cứu. Từ các NNC, ĐHQGHN cần hướng tới xây dựng các trung tâm nghiên cứu xuất sắc với nhiều NNC đơn ngành hoặc đa ngành. Các trung tâm này không phải được hình thành trên cơ sở các đơn vị hành chính mà là tập hợp nhiều nhà khoa học ở nhiều đơn vị khác nhau.

 

GS. Phạm Hùng Việt cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xây dựng các NNC đạt đẳng cấp quốc tế. Theo đó, hợp tác quốc tế phải là điều kiện tiên quyết để xây dựng các NNC này và công bố quốc tế là chứng chỉ khoa học, là phương tiện chia sẻ các thành tựu khoa học với bạn bè thế giới, tạo động lực phát triển cho các NNC. Từ kinh nghiệm thành công của NNC về môi trường ở CETASD trong hoạt động hợp tác và công bố quốc tế, GS. TS Phạm Hùng Việt cho rằng, để phát triển vững mạnh, các NNC cần được đầu tư theo 3 hướng: tăng cường cơ sở vật chất, tăng cường nhân lực trình độ cao và tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu quốc tế.

 

GS.TS Nguyễn Thanh Thuỷ - Giảng viên Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghệ - lại nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa trường ĐH và doanh nghiệp giúp thu hút nguồn lực cho nghiên cứu và xác định rõ địa chỉ ứng dụng cho công trình nghiên cứu của nhóm. Ông cũng đề xuất mô hình hợp tác với sự phối hợp của chính phủ - đại học - doanh nghiệp – hội chuyên môn nghề nghiệp để thúc đẩy hoạt động của NNC.

 

GS. Bạch Thành Công – Trưởng nhóm nghiên cứu Khoa học Vật liệu tính toán cho rằng cần xem lại các tiêu chí cho trưởng NNC mạnh sao cho phù hợp hơn và cần chia sẻ theo các lĩnh vực nghiên cứu để có những tiêu chuẩn cụ thể.

 

 

Ngoài ra, có một số ý kiến cho rằng, cần “mở về đầu vào nhưng siết chặt về đầu ra” trong các NNC mạnh. Các NNC mạnh phải có chương trình hành động cụ thể và sau 5 năm, với nguồn hỗ trợ kinh phí nhất định phải cho ra kết quả tương ứng với đầu tư của nhà nước.

 

Đặc biệt, các nhà khoa học góp ý cần đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng để tạo ra những sản phẩm, sáng chế, giải pháp hữu ích, ứng dụng thiết thực trong xã hội nhằm mang lại giá trị gia tăng về kinh tế. Các trường mong muốn để khuyến khích KHCN trong cơ sở GDĐH, cần có cơ chế linh hoạt, linh động về quy đổi giờ dạy cho các giảng viên tham gia nghiên cứu.

 

Kết luận buổi làm việc, GS. Tạ Ngọc Đôn, Trưởng đoàn khảo sát chia sẻ thêm, việc Bộ GD&ĐT xây dựng dự thảo để tạo ra khung pháp lý chung cho các trường, không phân biệt lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ hay xã hội nhân văn. Các trường dựa vào khung pháp lý này để triển khai thực hiện dựa trên thế mạnh và đặc thù của mình, miễn là thúc đẩy KHCN phát triển đúng hướng và gia tăng tri thức vào thực tiễn phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

 

Lý giải về tiêu chuẩn đề ra cho người đứng đầu NNC mạnh, GS. Tạ Ngọc Đôn cho rằng: Tiêu chuẩn đề ra để khẳng định vai trò dẫn dắt thực sự của người đứng đầu các NNC mạnh này. NNC mạnh nên hình thành từ một số nhà khoa học cùng hướng nghiên cứu chính, nhưng mang tính liên ngành, từ một hoặc một số trường trong nước và quốc tế, chứ không phải chỉ trong một trường, và cũng không bắt buộc trường nào cũng phải có NNC mạnh.

 

Tương tự như vậy, Bộ GD&ĐT đang kỳ vọng xây dựng mô hình phòng thí nghiệm trọng điểm cấp Bộ liên trường, liên khu vực, lĩnh vực chứ không phải đầu tư phòng thí nghiệm trọng điểm dành riêng cho một trường nào cả. Đầu tư tập trung, không dàn trải và các phòng thí nghiệm này phải hoạt động theo cơ chế mở, tất cả các nhà khoa học có nhu cầu đều có thể đến làm việc.

 

Chú trọng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sinh viên và nhất là trong cán bộ của các trường gắn với chuyển giao công nghệ để đưa các sản phẩm nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn.

 

Ngoài ra, Đoàn khảo sát cũng tiếp thu, trao đổi những ý kiến liên quan đến vấn đề tài chính, tài sản, kinh phí cho đẩy mạnh KHCN trong các cơ sở GDĐH. Những nội dung nào vượt quá thẩm quyền của Bộ GD&ĐT thì sẽ tập hợp để kiến nghị với các Bộ ngành liên quan và lên Chính phủ.

 Hương Giang - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   |