Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Hơn 300 nhà khoa học dự Hội nghị quốc tế về Whitmore lần thứ 9
Từ ngày 16 đến ngày 18/10/2019, tại Hà Nội, Hội nghị quốc tế về bệnh Whitmore lần thứ 9 được tổ chức với sự phối hợp của Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, ĐHQGHN và Viện Vệ sinh, Vi sinh và Môi trường Y học, ĐH Y khoa Graz, Áo.

Nhân dịp lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn TS. Trịnh Thành Trung - Viện trưởng Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, ĐHQGHN, Trưởng Ban tổ chức hội nghị.

- Ông nói gì về Hội nghị quốc tế về bệnh Whitmore lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam? Lí do nào để Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, ĐHQGHN đăng cai tổ chức Hội nghị này?

Khi nghiên cứu về bệnh Whitmore, các nhà khoa học trên thế giới đều biết đến thuật ngữ “Vietnamese time bomb” có nghĩa là “Quả bom hẹn giờ tại Việt Nam”, nhằm ám chỉ về một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đến tính mạng mà binh lính Mỹ đã bị nhiễm trong chiến tranh Việt Nam. Sau một thời gian dài ủ bệnh, mãi nhiều năm sau mới phát bệnh Whitmore (hay có tên quốc tế là melioidosis).

Để đăng cai tổ chức Hội nghị này tại Việt Nam là cả một quá trình vận động và bảo vệ kế hoạch khá công phu. Tháng 8/2016, tại hội nghị quốc tế về bệnh Whitmore lần thứ 8 tổ chức tại Cebu, Philippine, tôi đã trình bày một kế hoạch tổ chức trước Hội đồng Khoa học quốc tế (International Melioidosis Society) gồm 18 nhà khoa học ở các quốc gia khác nhau.

Bên cạnh việc minh bạch kế hoạch tổ chức, Hội đồng cũng nêu một tiêu chí đánh giá liên quan đến người chủ trì việc đăng cai tổ chức phải là nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu về bệnh Whitmore.

Khi ấy, với hơn 12 năm kinh nghiệm nghiên cứu về bệnh này, đồng thời trong hoạt động khoa học của bản thân, tôi và cộng sự đã đóng góp nhiều cho các nghiên cứu, đặc biệt chú trọng vào khả năng nâng cao cảnh giác về bệnh này ở Việt Nam, góp phần ảnh hưởng đến các nước xung quanh.

Đến tháng 3/2018, tôi tiếp tục bảo vệ kế hoạch tại Oxford, Vương quốc Anh. Lần này, Hội đồng đã đồng ý để Hội thảo lần thứ 9 tổ chức tại Hà Nội, với sự đăng cai của Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, ĐHQGHN.

Hội nghị được tổ chức ở Việt Nam được cho là dịp các nhà khoa học quốc tế cùng chia sẻ về các nghiên cứu liên quan đến bệnh Whitmore. Hội nghị cũng là dịp để các nhà khoa học tăng cường sự hiểu biết hơn nữa về đất nước và con người Việt Nam, để hiểu rõ hơn nữa vì sao một bệnh được công bố nhiều và có tiếng ở Việt Nam suốt những năm 60 và 80 của thế kỷ trước lại đột ngột bị lãng quên, ... Đến Việt Nam, đội ngũ nhà khoa học quốc tế nắm tình hình nghiên cứu bệnh này ở Việt Nam, thực tiễn về sự hiểu biết của người dân về căn bệnh này, hiện trạng xét nghiệm cũng như số các ca tử vong do bệnh, ....

- Điều gì khiến ông tin tưởng vào sự tham gia đông đảo của các đại biểu khi phí tham dự hội thảo khá cao?

Việc đóng phí tham dự Hội thảo quốc tế là chuyện khá phổ biến. Khi Hội thảo tổ chức tại khách sạn 5 sao trong thời gian từ 3 - 5 ngày thì mức phí từ 400 đến 450 USD/người là rất bình thường và nhiều nhà khoa học quốc tế chấp nhận mức phí này. Tới thời điểm hiện tại, có 197 khách quốc tế đã đóng phí tham dự và báo cáo tại Hội thảo.

Với sự nỗ lực của nhóm nghiên cứu và ban tổ chức, chúng tôi đã huy động một số quỹ quốc tế và công ty tài trợ kinh phí hỗ trợ cho 119 đại biểu đến từ khắp 3 miền của Việt Nam tham dự Hội thảo.

Hội thảo toàn cầu bệnh Whitmore lần thứ 9 là một hội thảo không sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước, không có bài trình bày quảng cáo sản phẩm của bất kỳ công ty nào trong trong Hội thảo.

Thay mặt Ban Tổ chức hội thảo, tôi xin bày tỏ sự trân trọng và cảm ơn các đơn vị  tài trợ đã đồng hành cùng các bác sĩ Việt Nam trong hành trình cập nhật kiến thức,  phương pháp xét nghiệm chẩn đoán, phác đồ điều trị. Đó cũng là đóng góp cho xã hội, cộng đồng và cho người bệnh.

- Là một nhà khoa học có nhiều công trình gắn bó với Whitmore, ông nói gì về hiện trạng Whitmore ở Việt Nam?

Với sự nỗ lực của những người quan tâm đến Whitmore ở Việt Nam, trong đó có nhóm chúng tôi cùng các đồng nghiệp ở bệnh viện tuyến trung ương, tuyến khu vực và tuyến tỉnh, hàng nghìn ca bệnh Whitmore đã được phát hiện trong thời gian qua. Những người nghiên cứu về Whitmore lâu năm như chúng tôi thì tin chắc con số này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Thực tế số ca nhiễm bệnh ở nước ta còn nhiều hơn thế, vì rất nhiều bệnh nhân bị nhiễm bệnh không được xét nghiệm chẩn đoán bệnh (theo nhiều lý do chủ quan và khách quan). Theo dự đoán, mỗi năm nước ta có 10.000 ca nhiễm bệnh và 5.000 ca tử vong vì bệnh Whitmore.

- Cơ chế lây lan của Whitmore trên cơ thể người ra sao thưa TS. ?

Bệnh Whitmore là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây tử vong, không lây truyền từ người sang người.

Trực khuẩn gây bệnh Whitmore là một loại vi khuẩn Gram âm, có thể tồn tại trong bùn, đất và lây nhiễm bệnh thông qua các vết xước, vết thương ngoài da do sơ ý hoặc tai nạn.

Vi khuẩn này gây ra các ca bệnh tản phát với những bệnh cảnh lâm sàng đa dạng và biến chứng vô cùng nặng nề.

Bệnh Whitmore lây qua 3 con đường: nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với bùn đất; qua đường hô hấp do hít phải bụi có vi khuẩn hoặc qua đường ăn uống nước nhiễm khuẩn.

- Biện pháp nào để người dân có thể phòng tránh, ngăn ngừa việc lây nhiễm Whitmore?

Mùa dịch bệnh whitmore thường diễn ra từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Tỷ lệ tử vong sẽ giảm đáng kể nếu bệnh nhân được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kháng sinh theo đúng phác đồ hướng dẫn.

Do bệnh cảnh lâm sàng đa dạng nên bác sĩ thường chẩn đoán nhầm bệnh Whitmore với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu, … Tuy nhiên, ngay cả khi được chẩn đoán chính xác, việc điều trị cũng hết sức khó khăn vì phải dùng kháng sinh (thường là ceftazidime) tiêm tấn công liều cao kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 đến 4 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng nữa.

Điều nguy hiểm là bệnh whitmore dễ tái phát, sức khỏe của bệnh nhân rất dễ suy kiệt do bệnh tái đi tái lại hoặc nếu điều trị không đúng phác đồ. Đến nay bệnh Whitmore vẫn chưa có văcxin phòng bệnh, do đó, phòng bệnh Whitmore là điều quan trọng hơn cả.

Khi nghi ngờ mắc bệnh, tốt nhất là khám ở các cơ sở y tế uy tín có xét nghiệm vi sinh để được điều trị kịp thời, đúng phác đồ kháng sinh.

Người dân, đặc biệt những người có bệnh nền như tiểu đường hoặc bệnh lý gan thận cần chủ động phòng bệnh Whitmore như hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước, sử dụng bảo hộ lao động khi tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ruộng. Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước ruộng. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì phải biết cách bảo vệ vết thương.

- Vốn là một nhà khoa học gắn với Whitmore, nay đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, ĐHQGHN, ông có kế hoạch gì trong thời gian tới?

Cuộc sống có những cơ duyên mà tôi nghĩ bản thân không nên làm khác và không nên thay đổi cơ duyên ấy. “Let it be” - hãy để nó đúng như thế.

Tôi nghĩ mình nên làm đúng chức năng, nhiệm vụ và phát triển những cơ hội mà cuộc đời đã trao cho mình, nhằm góp phần xây dựng và phát triển Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, ĐHQGHN. Tôi đồng thời quan tâm đến kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ có thể giúp triển khai nhiều nhiệm vụ nghiên cứu, tạo ra nhiều đóng góp cho xã hội.

- Viện Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, ĐHQGHN được biết đến là một trong những địa chỉ hiếm hoi có Bảo tàng Vi sinh vật ở Việt Nam. Điều này có ý nghĩa gì thưa ông?

Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật là một thế mạnh của đơn vị, là di sản được các lãnh đạo tiền nhiệm của Viện tâm huyết xây dựng và phát triển. Phát huy lợi thế và những truyền thống tốt đẹp đó, thế hệ chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển xây dựng Bảo tàng vi sinh vật phong phú và đa dạng hơn về chủng loại vi sinh, bao gồm cả vi sinh y học, làm nguồn nguyên liệu khởi đầu cho các nghiên cứu cơ bản, định hướng ứng dụng và phát triển các sản phẩm thương mại hóa trong các lĩnh vực nông nghiệp xanh, xử lý ô nhiễm môi trường, y tế.

Trân trọng cảm ơn TS. Trịnh Thành Trung về cuộc trao đổi này.

>>>>> Các tin bài liên quan

 -  Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học hướng đến sự phát triển mới

Chuyên gia về bệnh Whitmore của ĐHQGHN: hiểu đúng để phòng và điều trị hiệu quả

- TS. Trịnh Thành Trung: Whitmore - bệnh cũ bị bỏ quên

- Whitmore - Bệnh không hiếm gặp như lầm tưởng

- Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học và Trung tâm kỹ thuật Prombiotech (LB. Nga): Hợp tác phát triển công nghệ Sinh học trong nông nghiệp

 Đỗ Ngọc Diệp (thực hiện); ảnh: Ngọc Tùng - VNUMedia
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   |