Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Người thầy “truyền lửa” cho giới trẻ
“Ai rồi cũng sẽ trưởng thành nhưng thầy đã giúp em trưởng thành sớm hơn”... Đó là chia sẻ của một sinh viên sau khi được học Tiến sĩ (TS) Trần Bách Hiếu, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 12 năm qua, với niềm say mê tìm tòi, sáng tạo đổi mới phương pháp dạy, anh đã góp phần truyền cảm hứng học tập các bộ môn lý luận, chính trị tới sinh viên, đồng thời cũng hết mình cống hiến sức trẻ cho công tác thiện nguyện.

Chân dung TS Trần Bách Hiếu.

Thổi hồn vào các bài giảng chính trị

TS Trần Bách Hiếu hiện là Phó chủ nhiệm Bộ môn Chính trị học, Khoa Khoa học Chính trị, Bí thư Đoàn cơ sở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV). Anh là 1 trong 75 nhà giáo được nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương lần thứ nhất năm 2019 do Trung ương Đoàn vinh danh.

Đến trường hỏi thăm thì hầu như không sinh viên nào không biết “tiếng” thầy Hiếu. Em Trương Ngọc Anh, sinh viên năm thứ tư, Khoa Đông phương học kể: “Thường các giờ học hay các buổi tọa đàm có thầy Hiếu tham gia là giảng đường sẽ không còn ghế trống. Ai mà không đăng ký được vào lớp thầy chỉ có tiếc thôi ạ!”.

Như để chứng minh lời mình nói, Ngọc Anh cho tôi xem hàng loạt lời bình luận “có cánh” gửi đến thầy Hiếu của sinh viên sau các buổi tọa đàm mà thầy là diễn giả. Điều đó lý giải vì sao hôm nào có tiết dạy do vướng lịch quan trọng đột xuất mà thầy không lên lớp được phải nhờ giảng viên khác dạy thay là các bạn sinh viên thi nhau “kể tội” thầy trên facebook cá nhân hoặc gửi tin nhắn đề nghị “buổi sau có bận gì thì thầy cũng không được nghỉ dạy, kể cả có người dạy thay".

Trò chuyện với chúng tôi, anh Hiếu luôn nở nụ cười thân thiện. Anh bảo: “Những năm tháng đẹp nhất của một đời người là tuổi trẻ thì sinh viên đã dành cho mình nên làm sao để sinh viên hạnh phúc là trách nhiệm của người giảng viên. Các môn lý luận chỉ khô khan khi người dạy khô khan. Do vậy, cần phải biến những tri thức chính trị, lý luận khô khan trở nên gần gũi nhất, thiết thực nhất với người học”. Từ suy nghĩ đó, TS Trần Bách Hiếu luôn cố gắng làm “mềm hóa” các kiến thức kinh viện, khô khan thành những bài giảng lý thú, hấp dẫn. Lớp của thầy luôn có các hoạt động “mở” giữa người dạy và người học để các em có thể tự do trao đổi, bày tỏ ý kiến, quan điểm riêng.

TS Trần Bách Hiếu (giữa) trong lễ vinh danh “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương lần thứ nhất, năm 2019.

“Mình tôn trọng các ý kiến khác biệt nhưng những vấn đề là cơ bản, cốt lõi, xương sống thì buộc các em phải thấm nhuần. Muốn sinh viên dễ tiếp nhận nhất thì người dạy và người học phải có sự tương tác, chia sẻ. Sự thích thú ở người học cũng tạo nên sự thăng hoa cho chính người giảng”, TS Hiếu nói.

Anh Trần Bách Hiếu từng tốt nghiệp loại giỏi của Trường Đại học KHXH&NV và được giữ lại trường làm công tác giảng dạy. Ngay từ khi còn là sinh viên, anh đã cảm thấy các môn lý luận, chính trị có một sức thu hút đặc biệt, không hề “buồn chán” như nhiều sinh viên thường than phiền. Anh cho rằng, "nếu người truyền thụ biết đưa những kiến thức thực tế vào bài giảng, làm cho lý thuyết trở thành đời sống thì nó sẽ sống động và có sức hấp dẫn". Thế nên, dù dạy cho sinh viên thuộc chuyên ngành nào cũng không thể làm “khó” anh. Tiêu chí của giảng viên trẻ này là sẽ luôn đưa các dẫn chứng gần với ngành học của các sinh viên nhất, để các em thấy bộ môn lý luận chính trị không phải là các kiến thức cao siêu như lâu nay các em vẫn lầm tưởng. Anh tin rằng, nó còn định hướng lý tưởng, công việc rất tốt cho các em sau này.

Vui chuyện, anh kể cho chúng tôi một kỷ niệm mà anh nhớ mãi. Cách đây khoảng 5 năm, anh Hiếu lên lớp chuyên đề “Nhận thức về Đảng” cho sinh viên năm thứ ba của trường. Ngay từ buổi đầu, anh đã chú ý tới một sinh viên rất cá tính. Những phút đầu tiên trên lớp, sinh viên ấy không tập trung chú ý và còn hay làm việc riêng. Giờ nghỉ, anh lại hỏi chuyện và em cũng trả lời rất thẳng thắn: “Thưa thầy, nguyện vọng của em là muốn đi du học, em không muốn vào Đảng vì sợ sẽ ràng buộc cuộc sống của em sau này”. Anh lắng nghe quan điểm của sinh viên và mỉm cười: “Vậy em hãy nghe hết chuyên đề này xem thế nào nhé!”.

Lời hẹn với sinh viên cũng là lời “thách đố” của anh với chính mình trong công việc. Thế rồi, sau khóa học, em sinh viên ấy xin gặp thầy và nói: “Đời người rồi ai cũng trưởng thành nhưng thầy đã giúp em trưởng thành sớm hơn. Trước đây, em thường chủ quan, xem nhẹ những môn lý luận, nhưng bây giờ em đã hiểu ý nghĩa của những điều tưởng cao siêu, giáo điều, kinh viện ấy. Là một đảng viên đứng trong hàng ngũ của Đảng, em càng có thể làm tốt hơn những dự định, mơ ước của mình”... Anh Hiếu rất vui khi được biết em sinh viên cá tính ngày ấy sau này đã được kết nạp Đảng trong trường đại học và hiện đang là nghiên cứu sinh tại một ngôi trường có tiếng ở Nhật Bản.

Anh Hiếu chia sẻ: “Quả thực, cứ say sưa với các bài giảng rồi chính công việc bù lại cho mình các cung bậc, các giá trị nhân văn sống, lan tỏa ra ngoài xã hội”. 12 năm gắn bó với nghề, TS Trần Bách Hiếu càng thấm thía, các thế hệ sinh viên trưởng thành sau các bài học chính là động lực để anh tiếp tục say mê, gắn bó hơn với công việc này.

“Thiện nguyện là cơ duyên”

Từ năm 2015 đến nay, Đoàn cơ sở Trường Đại học KHXH&NV gắn bó với Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” TP Hà Nội trên các hành trình thiện nguyện. Từ sự kết nối của những người đứng đầu quỹ, 5 năm qua, TS Trần Bách Hiếu tham gia và đảm nhiệm vai trò Phó giám đốc quỹ. Anh cho biết: “Làm công tác tri ân, san sẻ yêu thương, Quỹ "Mãi mãi tuổi 20" cũng là nơi gắn kết giữa truyền thống và hiện tại, nơi để các sinh viên đồng cảm, tự hào về các thế hệ đi trước và chia sẻ với các mảnh đời còn thiếu may mắn trong hiện tại”.

 

TS Trần Bách Hiếu (thứ hai, từ trái sang) cùng thành viên Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” TP Hà Nội trao quà tặng đồng bào vùng cao trong một chuyến thiện nguyện, năm 2019.

Theo TS Hiếu, nhiều năm qua, trên dọc dài các hành trình thiện nguyện của quỹ luôn có sự chung tay của các cựu chiến binh và sinh viên. Những chuyến thiện nguyện thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày, có khi nhiều tuần lễ, nhưng chủ yếu “hành quân” bằng ô tô và họ đã trải qua nhiều "chuyến xe không ngủ”. Thầy Hiếu đã “khuấy động” phong trào bằng cách khuyến khích sinh viên đứng lên tự giới thiệu bản thân rồi tự tin coi sàn xe là “sân khấu” biểu diễn các tiết mục văn nghệ.

Khi không khí đã “nóng” lên, sinh viên lại đề nghị các cựu chiến binh đứng lên chia sẻ những kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời mình. Sau phút giây sôi nổi của tuổi trẻ là những phút lắng lòng, nhiều bạn đã rơi nước mắt khi được nghe kể lại những trận chiến đấu một mất một còn, những tấm gương hy sinh quên mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc. "Sau mỗi chuyến thiện nguyện, mình thấy các bạn sinh viên trưởng thành hẳn cả về suy nghĩ và hành động. Đó là một “trường học” thực sự có ích cho các bạn trẻ, là nơi chứa đựng những bài giảng thực tế sinh động, hấp dẫn hơn bất cứ bài giảng lý thuyết nào”, TS Trần Bách Hiếu chia sẻ.

Thầy Trần Bách Hiếu (thứ tư, từ trái sang) cùng sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong một chuyến từ thiện, tại A Lưới, Thừa Thiên Huế, năm 2018. Ảnh: KHÁNH AN.

Và để nối dài vòng tay thiện nguyện ấy, năm 2017, Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” TP Hà Nội đã phối hợp với Đoàn Thanh niên nhà trường cho ra đời “CLB Ngọn lửa tuổi 20”. Với khẩu hiệu hoạt động “Lan tỏa giá trị nhân văn”, kể từ khi ra đời đến nay, mỗi năm CLB đã tổ chức hàng chục chuyến đi từ thiện cho sinh viên trong trường về vùng sâu, vùng xa, những địa bàn có hoàn cảnh khó khăn.

TS Trần Bách Hiếu say sưa kể: “Ở CLB, các bạn không chỉ thể hiện tấm lòng nhân ái, sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh bằng các chuyến đi thiện nguyện mà còn là nơi để giáo dục truyền thống, trao truyền sự tri ân, đồng cảm của thế hệ đi sau với thế hệ đi trước. Vào các ngày lễ, các ngày kỷ niệm lớn của dân tộc chúng tôi thường mời các cựu chiến binh về trường nói chuyện truyền thống, chia sẻ các kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời binh nghiệp cho các thế hệ sinh viên của trường. Các buổi nói chuyện “người thật, việc thật” ấy đã tác động rất lớn đến tâm tư, tình cảm cũng như suy nghĩ của thế hệ trẻ hôm nay. Và chúng tôi coi đây là cách làm vô cùng hiệu quả để giáo dục lòng yêu nước, lý tưởng sống, trách nhiệm của thế hệ trẻ trước tương lai của dân tộc”.

Tôi hỏi anh về những khó khăn khi phải vừa đảm trách công việc chuyên môn, lại là người đầu tàu trong các hoạt động phong trào, vừa giữ vai trò của một Phó giám đốc quỹ, TS Trần Bách Hiếu khẳng định: “Tôi luôn cố gắng sắp xếp để có thể hài hòa nhất mọi việc. Đôi khi ở đâu đó có ý kiến cho rằng chúng tôi đang “vác tù và hàng tổng” hay “làm như vậy để được gì” mà chưa hiểu hết giá trị nhân văn của những việc làm thiện nguyện. Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai. Tôi tin rằng cứ đi, cứ chia sẻ yêu thương thì sẽ nhận được yêu thương".

Bà Trần Hồng Dung, Phó chủ tịch Thường trực Quỹ “Mãi mãi tuổi hai mươi” TP Hà Nội cho biết: “Mỗi năm, quỹ tổ chức hàng chục chuyến từ thiện đến các vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc, thường xuyên có sự đồng hành của thầy Hiếu và các bạn sinh viên. Thầy Hiếu là một người trẻ đầy đam mê và trách nhiệm. Thầy chính là ngọn lửa để nối dài hành trình thiện nguyện, là nơi kết nối giữa hai thế hệ của quỹ. Và chúng tôi tin tưởng rằng, thầy Hiếu sẽ là người tiếp nối hành trình mà quỹ đang đi khi những người đứng đầu quỹ đã bước vào giai đoạn “mắt mờ, chân chậm”, không thể tới với đồng bào khó khăn nữa…”.

35 tuổi đời, hành trình của thầy giáo trẻ Trần Bách Hiếu còn rất dài. Tôi tin, với một trái tim tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, anh sẽ tiếp tục phát huy tài năng, tâm huyết cũng như sức sáng tạo của mình. Giống như lời anh chia sẻ khi chia tay chúng tôi: “Mọi người thường mong mình có cái này, cái kia để hạnh phúc, nhưng suy nghĩ của mình là mọi người hạnh phúc thì mình cũng sẽ hạnh phúc. Do đó, mình sẽ tiếp tục gắn bó với những việc mình đang làm để trao truyền ngọn lửa đam mê, sự chia sẻ, tinh thần dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám sống vì cộng đồng, luôn biết đặt cái chung trên cái riêng tới mọi người, đặc biệt là tới những người trẻ".

 

 Thu Thủy - Báo Quân đội Nhân dân
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   |