Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Hội thảo khoa học cấp Bộ “Những vấn đề lý luận hiện đại về nhà nước và pháp luật”
Ngày 15/12/2020, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và Trường Đại học Luật Hà Nội đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận hiện đại về nhà nước và pháp luật”.

Tham dự Hội thảo có bà Đặng Hoàng Oanh - Thứ trường Bộ Tư pháp, ông Phạm Bảo Sơn - Phó Giám đốc ĐHQGHN, GS.TSKH Đào Trí Úc - Chủ tịch Hội đồng giáo sư ngành Luật học.

Về phía đơn vị đồng tổ chức có PGS.TS  Nguyễn Thị Quế Anh - Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN, PGS.TS. Trịnh Tiến Việt - Phó Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN, TS. Nguyễn Trọng Điệp - Phó Chủ nhiệm Khoa, TS. Đoàn Trung Kiên - Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, TS. Chu Mạnh Hùng - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội.

Hội thảo còn có sự tham gia của gần 200 chuyên gia, nhà khoa học, nghiên cứu sinh, học viên sau đại học, sinh viên ngành Luật.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh bày tỏ vui mừng khi tham dự Hội thảo cấp Bộ “Những vấn đề lý luận hiện đại về nhà nước và pháp luật”, đây là hội thảo cấp Bộ đầu tiên do Khoa Luật, ĐHQGHN và Trường đại học Luật Hà Nội phối hợp tổ chức”. Tại hội thảo, Thứ trưởng Oanh đã gợi ý một số nội dung để các đại biểu thảo luận như sau:

Thứ nhất: Trên nền tảng tư tưởng của Đảng ta, đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật các triết lý, lý thuyết phù hợp cần sử dụng để tiếp tục tiến trình xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và xây dựng hệ thống pháp luật chất lượng cao được thực thi hiệu quả là gì?     

Thứ 2: Những vấn đề lý luận về quản trị nhà nước hiện đại với nhiều nội dung thời sự trong đó có vấn đề về quản trị quốc gia và dự thảo văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 đề cập cần được nhìn nhận và giải mã như thế nào?

Thứ 3: Lĩnh vực pháp luật công, cần được đổi mới như thế nào cho phù hợp với bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển cho phù hợp yêu cầu. Tăng cường hơn nữa công khai, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình và kiểm soát quyền lực gắn với xiết chặt kỹ luật kỹ cương trong hoạt động nhà nước. Tiếp tục đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu tội phạm và tệ nạn xã hội.

Thứ 4: Lĩnh vực pháp luật tư của chúng ta cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện ra sao, các quy định pháp luật nội dung cũng như pháp luật tố tụng cho phù hợp với tiến trình mở cửa, hội nhập quốc tế và tác động của cuộc cách mạng thứ 4.

 

Nhấn mạnh đến ý nghĩa đặc biệt ở góc độ khoa học và thực tiễn của Hội thảo, Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn khẳng định niềm vui đặc biệt khi có tới gần 100 bài tham luận đã được gửi đến Hội thảo. Ông cho rằng, điều này thể hiện sự tâm huyết của các nhà lý luận luật học, các chuyên gia pháp lý đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mà pháp luật được định vị vị trí thượng tôn trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. Những ý kiến trao đổi, thảo luận tại Hội thảo này sẽ đưa ra nhiều ý tưởng góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mặt khác, theo Phó Giám đốc thì Hội thảo sẽ mở ra cơ hội mới để những dự định, hoạt động hợp tác khác giữa hai cơ sở đào tạo, nghiên cứu về luật lớn, có uy tín, truyền thống lâu đời trên cả nước trong tương lai.

Thay mặt đơn vị tổ chức, PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh cho biết Khoa Luật, ĐHQGHN là trường đào tạo luật đầu tiên và hiện là một trong số các trường luật có uy tín hàng đầu của cả nước. Với truyền thống gần 44 năm học thuật khai phóng và đội ngũ giáo sư, giảng viên có tâm huyết và trình độ chuyên môn cao, Khoa Luật đang tiên phong trong việc đào tạo và nghiên cứu nhiều chuyên ngành luật truyền thống và mới ở Việt Nam. PGS nhấn mạnh Hội thảo này không chỉ có ý nghĩa về mặt học thuật mà còn mở ra những cơ hội hợp tác mới giữa hai đơn vị đào tạo, nghiên cứu luật lớn, uy tín, truyền thống lâu đời nhất cả nước với nhiều lương duyên, chung nguồn cội và nhiều mối liên hệ lịch sử như Khoa Luật, ĐHQGHN và Trường Đại học Luật Hà Nội. PGS hi vọng Hội thảo này sẽ là diễn đàn học cởi mở, khai phóng để các các chuyên gia, nhà khoa học giao lưu, trao đổi, tranh luận, chia sẻ những kết quả nghiên cứu mới nhất của mình về những vấn đề dù hết sức vĩ mô, những vấn đề lý luận, triết lý về nhà nước và pháp luật, nhưng lại vô cùng quan trọng đến sự phát triển của luật học nói riêng và nền pháp luật cũng như quản trị quốc gia của Việt nam nói chung trong thời gian tới.

Cũng tại buổi khai mạc hội thảo này, TS. Đoàn Trung Kiên - Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội phát biểu: “Thay mặt ban tổ chức tôi xin trân trọng cảm ơn những chỉ đạo, gợi ý định hướng của Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Giám đốc ĐHQGHN cho hội thảo. Trên cơ sở những trao đổi, thảo luận mang tính khoa học các bài viết sẽ được hoàn thiện, biên tập, in thành kỉ yếu gửi đến các cơ quan chức năng cung cấp lý luận, hoàn thiện lý luận hiện đại về pháp luật nhà nước trong thời gian tới”. “Thông qua hội thảo, hai đơn vị đào tạo luật có truyền thông, uy tín nhất Việt Nam mong muốn tạo một sự kiện học thuật lớn, diễn đàn để các chuyên gia, nhà khoa học pháp lý luận giải những vấn đề mới. Cách tiếp cận mới về lý luận nhà nước và pháp luật bao gồm những vấn đề chung, những vấn đề định hướng cụ thể góp phần trong sự phát triển luật học nước nhà cũng như đóng góp vào chính sách mới của Đảng, nhà nước trong kiến tạo và phát triển nhà nước”, TS. Kiên nhấn mạnh.

Sau phiên khai mạc, Hội thảo chính thức diễn ra với 4 tiểu ban làm việc gồm các nội dung:

Tiểu ban 1: Triết lý, các lý thuyết và các tiếp cận hiện đại về nhà nước và pháp luật

Phiên làm việc dưới sự chủ trì của TS. Đoàn Trung Kiên, PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh, GS.TSKH. Đào Trí Úc, GS.TS. Hoàng Thế Liên. Tại phiên làm việc này, 07 tham luận đã được trình bày và thảo luận. Mở đầu phiên làm việc là tham luận “Mối liên hệ giữa nhà nước và pháp luật trong thời đại ngày nay và sự nhìn nhận mới về hệ thống pháp luật” do GS.TSKH. Đào Trí Úc trình bày với nội dung về sự thay đổi vai trò và chức năng của Nhà nước theo hướng nhà nước kiến tạo phát triển, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế và liên kết khu vực, mối liên hệ Nhà nước - Pháp luật cần được xây dựng theo hướng Nhà nước không chỉ “làm ra” luật mà còn thừa nhận và tôn trọng, bảo vệ các quy tắc ứng xử tiến bộ của xã hội, thúc đẩy tối đa sự tự do lựa chọn hành vi của cá nhân phù hợp với nhu cầu của kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập. Dưới tác động của toàn cầu hóa, hệ thống pháp luật không còn chỉ là những quy chuẩn hành vi do Nhà nước đặt ra, cùng với các quy chuẩn đó là những giá trị pháp lý phổ quát mà Nhà nước cam kết tôn trọng và bảo vệ, các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế mà ở những mức độ nhất định được tiếp nhận như là những quy phạm có khả năng điều chỉnh trực tiếp hành vi của công dân; pháp luật của những liên minh, liên kết mà quốc gia là thành viên cũng mặc nhiên có hiệu lực điều chỉnh trực tiếp tương tự. Cuối cùng, đó là sự hiện diện và khả năng to lớn của các quy phạm luật tư trong quá trình điều chỉnh các giao dịch dân sự, thương mại. Với sự hiện diện của các cấu trúc mới đó của quá trình điều chỉnh pháp luật có thể xác định một cách nhìn nhận mới về pháp luật và về hệ thống pháp luật phù hợp với tính chất của thời đại.

Tiểu ban 2: Những vấn đề lý luận về quản trị nhà nước hiện đại

Dưới sự chủ trì của PGS.TS Tô Văn Hoà và PGS.TS Vũ Công Giao, 04 tham luận đã được trình bày, trong đó, mở đầu phiên làm việc là tham luận “Củng cố tư duy lý luận để hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” do PGS.TS Vũ Công Giao trình bày với nội dung tư duy lý luận có vai trò chỉ đường trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Vì vậy, muốn phòng, chống tham nhũng hiệu quả, trước hết, cần xây dựng và hoàn thiện tư duy lý luận về vấn đề này. Mặc dù có những thành tựu đáng khích lệ, tư duy lý luận về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện vẫn còn một số hạn chế, trong đó đặc biệt là về tính toàn diện trong cách tiếp cận và tính đột phá trong chiến lược, giải pháp. Các tác giả cho rằng, việc củng cố tư duy lý luận hiện là một yêu cầu cấp thiết để thúc đẩy hoạt động phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam lên một bước mới, hiệu quả và bền vững hơn, đáp ứng những đòi hỏi đặt ra của tình hình trong nước và quốc tế.

Tiểu ban 3: Những vấn đề lý luận, các tiếp cận hiện đại của pháp luật trong lĩnh vực luật công với sự chủ trì của PGS.TS. Nguyễn Văn Quang và PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh. Tham luận “Hiến pháp và chủ nghĩa Hiến pháp ở Việt Nam” do GS.TS. Nguyễn Đăng Dung trình bày cho rằng mối quan hệ giữa Hiến pháp với chủ nghĩa Hiến pháp/hợp hiến và với nhà nước pháp quyền/pháp quyền với các nội dung: 1) Về chủ nghĩa Hiến pháp/Hợp hiến; 2) Hiến pháp Việt Nam - những vấn đề cần phải đổi mới để tạo ra cơ sở phát triển.

Tiểu ban 4: Những vấn đề lý luận, các tiếp cận hiện đại của pháp luật trong lĩnh vực luật tư do PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh và PGS.TS. Vũ Thị Lan Anh đồng chủ trì. Tham luận “Xã hội hiện đại và những vấn đề đặt ra cho lĩnh vực pháp luật kinh tế - tài chính” do PGS.TS. Phạm Thị Giang Thu với nội dung Xã hội hiện đại bùng nổ những vấn đề mới trên phạm vi toàn cầu, việc nghiên cứu điều chỉnh một số điểm của học thuyết về nhà nước và pháp luật đã được nhiều quốc gia quan tâm, đặt hàng các nhà nghiên cứu. Đối với Việt Nam, chủ đề “những vấn đề lý luận hiện đại về nhà nước và pháp luật” mang tính mới và được nhiều nhà khoa học tham gia nghiên cứu. Từ những vấn đề xã hội đương đại, yêu cầu điều chỉnh của pháp luật kinh tế - tài chính, các tác giả đề cập đến ba nội dung chính: Những vấn đề mới phát sinh trong xã hội hiện đại và nhu cầu được điều chỉnh bằng pháp luật kinh tế tài chính; tiêu chí xác định mức độ điều chỉnh và nguyên tắc điều chỉnh; một số gợi mở mang tính lý thuyết đặt ra đối với pháp luật kinh tế - tài chính trong điều kiện mới.

Tại phần thảo luận của các tiểu ban đã diễn ra rất sôi nổi, thu hút được nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học. Hội thảo này không chỉ là sự kiện mang ý nghĩa về khoa học, mà còn cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Những trao đổi, thảo luận tại Hội thảo hôm nay về triết lý, lý thuyết pháp luật, quan niệm hiện đại về nhà nước và pháp luật chắc chắn sẽ có nhiều ý tưởng, khuyến nghị hay để góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

>>>>> Các tin bài liên quan:

- Hội thảo khoa học quốc tế “Luật học trước biến đổi của thời đại”

- Khoa Luật, ĐHQGHN khai giảng năm học 2020 – 2021

 Nguyễn Minh Sơn
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   | 482   | 483   | 484   | 485   | 486   | 487   | 488   | 489   | 490   | 491   | 492   | 493   |