Hội thảo đã thu hút sự tham gia của gần 300 nhà khoa học, trong đó phần lớn là các nhà khoa học của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc ĐHQGHN, nhiều nhà Sử học thuộc Hội Sử học Hà Nội và một số tỉnh, thành phố. Đáng chú ý là hội nghị còn thu hút các nhà khoa học thuộc những chuyên ngành khoa học xã hội và tự nhiên khác có liên quan ở Trung ương và địa phương.
Hội nghị đã được nghe thư gửi chúc mừng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Chủ tịch Danh dự Hội Sử học Việt Nam.
Hội nghị đã nghe các báo cáo giới thiệu về quá trình, phát hiện, khai quật khảo cổ học và những kết quả nghiên cứu mới về Khu di tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và phân tích đánh giá giá trị khu di tích này trong tổng thể khu di tích Cấm thành, Hoàng thành Thăng Long và thành cổ Hà Nội. Các đại biểu đã tập trung thảo luận về giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long và phương án bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị khu di tích phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
|
PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Chủ tịch hội Sử học Hà Nội trình bày báo cáo tổng kết |
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu được bắt đầu khai quật vào tháng 12/2002 và được phát lộ trên diện tích lớn vào giữa năm 2003. Diện tích khai quật cho đến nay là 19.000m2. Tuy công việc khai quật khảo cổ học mới được thực hiện trong một thời gian ngắn, trên một diện tích còn khá nhỏ so với diện tích Cấm thành và Hoàng thành; công việc nghiên cứu và giám định tư liệu cũng mới chỉ bắt đầu, nhưng với cố gắng cao độ của các nhà nghiên cứu trong nước và được sự giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế, nhiều nội dung và vấn đề khoa học của khu di tích 18 Hoàng Diệu đã dần sáng tỏ. Hội nghị đã nhất trí khẳng định: Khu di tích Khảo cổ học ở 18 Hoàng Diệu nằm trong Cấm thành - khu vực trung tâm của Hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê. Đây là một quần thể những kiến trúc cung đình và các loại hình di vật tiêu biểu nhất của quốc gia Đại Việt giai đoạn rạng rỡ văn trị, võ công bậc nhất của lịch sử Việt Nam. Khu di tích Hoàng thành và Cấm thành Thăng Long là khu di tích có tầm quan trọng số một trong toàn bộ hệ thống các kinh đô của nước ta thời cổ trung đại, là nơi hội tụ lịch sử, văn hóa Việt Nam qua mười thế kỷ. Dấu tích Hoàng thành Thăng Long là chứng cứ hiển nhiên và đắt giá nhất của nền văn hóa Thăng Long – Văn minh Đại Việt.
Trên cơ sở nhận thức giá trị đích thực của khu di tích Hoàng thành Thăng Long, hội nghị đã thống nhất đề nghị Đảng và Nhà nước sớm có chủ trương chính thức bảo tồn toàn bộ khu di tích 18 Hoàng Diệu trong tổng thể khu vực Hoàng Thành Thăng Long và thành cổ Hà Nội.
Hy vọng rằng khu di tích này không chỉ sớm được công nhận là Khu di tích quốc gia đặc biệt, mà còn có thể trở thành Di sản Văn hóa thế giới đúng vào dịp kỷ niệm 1000 năm định đô Thăng Long. Đây không chỉ là nguyện vọng tha thiết của các nhà nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở Hà Nội mà còn là tâm nguyện của đồng bào cả nước, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài và bè bạn quốc tế.
|
Ảnh từ trái sang: GS.TSKH Vũ Minh Giang - Phó giám đốc ĐHQGH, Bà Đặng Bích Hà - phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, PGS.TS Trần Đức Cường - Phó chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam |
|
GS. Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam nhấn mạnh đến việc cần phải bảo tồn toàn vẹn khu di tích |
|
PGS.TS Tống Trung Tín - Chủ nhiệm Dự án khai quật đang trình bày những kết quả nghiên cứu mới |
|
Hội nghị được sự tham gia đông đảo của các nhà sử học chuyên nghiệp với số lượng gần 300 nhà khoa học |
- Vài hình ảnh về các hiện vật và kết quả nghiên cứu được chụp trực tiếp từ "slide show" tại hội nghị
|
Nền móng kiến trúc Hoàng Thành Thăng Long (trái) với nhiều tầng kiến trúc, văn hóa của các thời kỳ lịch sử kéo dài nhiều thế kỷ và Nhật Bản (phải, trên), Hàn Quốc (phải, dưới) nơi chỉ có một tầng kiến trúc của một thời kỳ văn hóa |
|
Mảnh sứ được cho là chân của con voi (phải) và chân cắm nến mang hình con voi (trái) |
|
Các mảnh ngói của Hoàng Thành (trái) với mái ngói tại Kinh đô Huế (phải) |
|
Các loại hình cống thoát nước: Hoàng Thành (trái), Nhật Bản (trên, phải) và Hàn Quốc (dưới, phải) |
|
Lò sản xuất sứ Hizen - Nhật Bản (phải, dưới) với mảnh sứ được tìm thấy ở Hoàng Thành (trên) |
|
Mảnh sứ được tìm thấy ở Hoàng Thành (phải, trên) với chiếc bình được trưng bày ở bảo tàng tỉnh Tuyên Quang (trái) |
|
Giếng nước trong Hoàng Thành, được các nhà khoa học cho là vô cùng quan trọng và giếng nước của kinh đô Nara - Nhật Bản (phải, dưới) |
|
Hình ảnh chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản về khảo cổ học (phải) với những bản đồ nghiên cứu xác định mặt bằng kiến trúc Hoàng Thành do ông đánh dấu |
|
Mảnh đá được tìm thấy ở Hoàng Thành với một lan can cầu thang bằng đá được bảo tồn đến ngày nay |
|
Nghiên cứu so sánh đồ sứ của lò quan Cảnh Đức Trấn, đời Minh (Trung Quốc) |
|
Mảnh sứ trong Hoàng Thành (trái) được cho là giống với chiếc bình bên phải |
|
Các đồ sứ hỏng, đặc trưng cho việc sản xuất, tìm thấy ở Hoàng Thành chứng minh về việc có các lò sứ của Thăng Long thời nhà Lý |
|
Một mảnh gốm cao cấp được cho là của nhà vua dùng (Ngự dụng) được tìm thấy ở Hoàng Thành |
|