Hội thảo nhằm tìm hiểu tiềm năng, các đặc tính tự nhiên và xã hội - nhân văn của cư dân khu vực vịnh Bắc Bộ trong mối liên hệ và so sánh với các vùng biển khác của đất nước ta và khu vực; từ đó hoạch định, xây dựng các chính sách về phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền trên biển.
1. Hội thảo tập trung vào các nội dung chính:
- Các điều kiện tự nhiên của vịnh Bắc Bộ (bao gồm các nguồn lợi từ biển và gắn với môi trường kinh tế biển, các tuyến hải thương, các dòng hải lưu, biến động của thuỷ triều).
- Các đặc tính xã hội - nhân văn của cư dân vùng vịnh Bắc Bộ (khả năng khai thác biển, tri thức, kinh nghiệm đi biển, hiểu biết về các ngư trường, các nguồn lợi từ biển, công cụ và kỹ thuật đóng bè mảng, đóng thuyền, sinh hoạt văn hoá biển, lễ hội, cách thức ứng xử với các luồng di cư, sự phối hợp khai thác các nguồn lợi từ biển...).
- Vị thế của kinh tế thương mại và các hoạt động giao thương chính ở vùng vịnh Bắc Bộ trong lịch sử và hiện tại; phát triển các đặc khu kinh tế, dịch vụ...
- Giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực trong mối quan hệ tương tác với hệ thống thương mại, bang giao và giao lưu văn hoá châu Á.
- Vai trò của các thể chế (trung ương, địa phương Việt Nam, Trung Quốc...) trong việc nhận thức về vị trí và nguồn lợi của biển cũng như quan hệ bang giao trên biển, các chủ trương, chính sách bảo đảm an ninh, chủ quyền trên biển.
2. Thời gian tổ chức: ngày 08 và 09 tháng 5 năm 2008
3. Địa điểm tổ chức: Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN (336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội).
Chúng tôi xin thông báo và trân trọng kính mời các nhà khoa học, các chuyên gia, những người quan tâm đăng ký viết tham luận cho Hội thảo.
Thời hạn nhận tóm tắt: trước ngày 15/1/2008 (400 từ).
Thời hạn nhận toàn văn (4.000 từ) trước ngày 10/4/2008.
Địa chỉ Email liên hệ: htvn30@yahoo.com.
Mọi thông tin chi tiết, xin liên hệ:
- Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học, Trường ĐHKHXH&NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
ĐT: 04-8584278; 04-8588342.
- Khoa Lịch sử, tầng 3 nhà B Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
ĐT: 04-8585284; 04-5589847
|