Tại phiên họp, các Quyết định số 3002/QĐ-KHCN và 3003/QĐ-KHCN của Giám đốc ĐHQGHN về bổ sung ủy viên Hội đồng KHĐT đã được công bố. Theo đó, GS.TS Nguyễn Hòa – Hiệu Trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ và PGS.TS Bùi Duy Cam – Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN đã được bổ sung làm ủy viên (đương nhiên) của Hội đồng.
Các ủy viên Hội đồng KHĐT đã nghe hai báo cáo đề dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Nhã – Trưởng ban Đào tạo về “Đào tạo đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu xã hội” và PGS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Khoa học Công nghệ về “Tình hình hoạt động Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2006 – 2008 của ĐHQGHN và định hướng đổi mới hoạt động KHCN đến giai đoạn 2020”.
|
|
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nhã, đào tạo đạt chuẩn và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội là những mục tiêu cơ bản mà mỗi đơn vị đào tạo đều phải hướng đến. Để thực hiện được nói không với đào tạo không đạt chuẩn theo ông Nhã thì cần phải: xây dựng chuẩn chất lượng đào tạo; phấn đấu đào tạo đạt chuẩn quốc tế; nâng cao nhận thức cho mọi giảng viên, sinh viên; tổ chức kiểm tra, rà soát chương trình đào tạo các ngành, bậc, điều chỉnh mục tiêu đào tạo, chương trình, phương thức đào tạo; đào tạo cử tuyển theo Nghị định 134/2006/NĐ-CP. Cũng theo PGS. Nguyễn Văn Nhã, một trong những nội dung cơ bản của việc nói không với đào tạo không đáp ứng nhu cầu xã hội là cần thực hiện điều tra khảo sát, đánh giá mức độ thích ứng của sản phẩm đào tọa với nhu cầu xã hội, tăng quy mô và chất lượng đào tạo sau đại học, giữ ổn định quy mô đào tạo đại học chính quy và giảm dần quy mô đào tạo đại học không chính quy,… Đồng thời với việc nói không với đào tạo không đáp ứng nhu cầu xã hội là việc nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội: xây dựng đề án 16 – 23; tăng cường mối liên kết 4 nhà: nhà trường, nhà giáo, nhà doanh nghiệp, nhà quản lý; xây dựng các chương trình đào tạo mới, hiện đại, đáp ứng nhu cầu xã hội; hỗ trợ phát triển các kỹ năng cho sinh viên; tìm hiểu nhu cầu của nhà sử dụng sản phẩm đào tạo, đổi mới và nâng cao công tác quản lý,…
|
|
Trong báo cáo trình bày trước Hội đồng của PGS.TSKH Nguyễn Đình Đức, trong giai đoạn 2005 – 2008, ĐHQGHN đã khởi động thực hiện chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ, triển khai các chương trình đào tạo tiên tiến; xây dựng đề án 16 + 23 đồng thời phát triển, củng cố thêm một bước mô hình đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao với việc thành lập Trường ĐHCN, Trường ĐHKT, Viện VNH&KHPT, Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học. Cũng trong giai đoạn vừa qua, hoạt động KHCN của ĐHQGHN phát triển mạnh về quy mô và đạt được một số kết quả đang khích lệ. Chỉ tính riêng năm 2007 các nhà khoa học của ĐHQGHN đã công bố 1.869 bài báo, báo cáo khoa học; 2 bằng sáng chế, 4 giải thưởng KHCN tiêu biểu của năm, 1 tập thể nữ được giải thưởng Kovalepxkaia, 3 sản phẩm đoạt cúp vàng Techmart Việt Nam,…
|
|
Về định hướng đổi mới hoạt động KHCN đến giai đoạn 2020 của ĐHQGHN, PGS.TSKH Nguyễn Đình Đức nhấn mạnh đến ưu tiên đầu tư phát triển các hướng nghiên cứu mũi nhọn trong lĩnh vực khoa học xã hôi và nhân văn, khoa học tự nhiên; xây dựng cac nhóm nghiên cứu quốc tế, phát triển một số công nghệ cao; xây dựng các phòng thí nghiệm hiện đại, đưa KHCN tiếp cận trình độ thế giới và đào tạo tiến sĩ chất lượng cao chuẩn quốc tế; nghiên cứu khoa học gắn với phục vụ thực tiễn và đẩy mạnh hoạt động KHCN kết hợp với doanh nghiệp; phấn đấu đưa tỉ lệ giảng dạy/nghiên cứu/dịch vụ từ 7/2/1 hiện nay đạt tỉ lệ 5/3/2 vào năm 2010,…
Tiếp đó, các ủy viên Hội đồng đã nghe các báo cáo tham luận của lãnh đạo một số đơn vị đào tạo và thảo luận về các nội dung liên quan đến đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Hội đồng GS.TSKH Vũ Minh Giang nhấn mạnh để việc đào tạo đáp ứng được nhu cầu xã hội, các đơn vị đào tạo không nên cực đoan với nhu cầu về số lượng mà nên rà soát lại chương trình đào tạo từ nội dung đến phương pháp và hiệu chỉnh chương trình cho cập nhật với thực tế xã hội,… GS. Vũ Minh Giang cho rằng nghiên cứu cơ bản là xương sống của hoạt động khoa học công nghệ. Nghiên cứu khoa học không chỉ tính đến phòng thí nghiệm, thực hành mà cần chú trọng đến đội ngũ cán bộ khoa học, lực lượng nghiên cứu, đội ngũ cán bộ đầu đàn, đầu ngành,…
|