Đây là một trong những hoạt động của Thường vụ Quốc hội nhằm tìm hiểu, kiểm tra tình hình phát triển của 2 ĐHQG đồng thời bổ sung, củng cố luận điểm khẳng định tính ưu việt của một mô hình mới trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục 2005.
Làm việc với đoàn công tác có GS.TS Mai Trọng Nhuận - Giám đốc ĐHQGHN, PGS.TS Phan Thanh Bình - Giám đốc ĐHQG TP.HCM cùng đại diện cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hai ĐHQG.
Tham gia buổi làm việc có GS. Trần Hồng Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo; PGS. Trần Chí Đáo - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên Giám đốc ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
|
GS.TS Mai Trọng Nhuận | |
|
PGS.TS Phan Thanh Bình | |
Thay mặt cho 2 ĐHQG, GS.TS Mai Trọng Nhuận và PGS. TS Phan Thanh Bình đã báo cáo những thành tựu cơ bản của 2 ĐHQG trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng đội ngũ, hợp tác quốc tế,… qua thực tiễn 15 năm hoạt động từ khi có Nghị định của Chính phủ về ĐHQG.
Hai Giám đốc cùng khẳng định với chủ trương, chính sách đúng đắn, nhất quán và sự chỉ đạo thường xuyên của Đảng, Chính phủ cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp của các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương và sự phát huy nội lực, hai ĐHQG đã phát triển không ngừng, từng bước khẳng định vị trí đầu đàn, nòng cốt trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Đặc biệt qua thực tiễn, ĐHQG đã khẳng định được tính ưu việt của mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực, hoạt động theo cơ chế tự chủ.
Bên cạnh những thuận lợi, Giám đốc 2 ĐHQG cũng báo cáo với đoàn công tác những khó khăn, thách thức mà ĐHQG phải đối mặt và vượt qua trong thời gian tới để tiếp tục khẳng định vị thế, thương hiệu, uy tín của mô hình không chỉ trong hệ thống giáo dục Việt Nam mà còn ở hệ thống giáo dục quốc tế.
|
GS. Trần Hồng Quân | |
|
GS. Trần Chí Đáo | |
Trong khuôn khổ của buổi làm việc, GS. Trần Hồng Quân và GS. Trần Chí Đáo một lần nữa tiếp tục khẳng định ĐHQG là một mô hình tổ chức giáo dục đào tạo mới, được hình thành từ chủ trương cực kỳ đúng đắn, có tầm chiến lược lâu dài của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Việc tập trung nguồn lực xây dựng ĐHQG thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học hiện đại, sớm có khả năng hội nhập với nền giáo dục thế giới đã cho thấy sự nhất quán từ chủ trương tới hành động của lãnh đạo cấp cao. Thực tiễn cho thấy, mô hình ĐHQG đã phát huy hiệu quả trong suốt thời gian qua và đặc biệt thể hiện rõ rệt vai trò nòng cốt khi nền giáo dục nước ta nói chung, giáo dục đại học nói riêng gặp những khó khăn, thách thức.
GS. Trần Hồng Quân và GS. Trần Chí Đáo cho rằng ĐHQG chỉ thực sự phát triển thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học trọng điểm, mũi nhọn trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam khi mô hình này có một hành lang pháp lý bảo vệ và được xác định “danh tính” trong Luật Giáo dục.
|
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết | |
|
TS. Lê Minh Hồng | |
Tiếp đó, đại biểu đã đề xuất các phương án sửa đổi cụ thể Luật Giáo dục năm 2005 cho phù hợp hơn với tình hình và điều kiện hiện nay của các ĐHQG, trong đó nhấn mạnh đề nghị bổ sung thêm vào Mục C, Khoản 1, Điều 42 của Luật về việc xây dựng các căn cứ pháp lý để xác định tư cách pháp nhân của hệ thống ĐHQG.
Trong khuôn khổ của chương trình làm việc, các đại biểu cũng đã nghe ý kiến phát biểu của 2 Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh - Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội GS.TS Nguyễn Minh Thuyết và TS. Lê Minh Hồng.
Thay mặt cho đoàn công tác, phát biểu tại buổi làm việc, GS.VS Đào Trọng Thi đã biểu dương những kết quả mà hai ĐHQG đạt được trong những năm qua. Ông đồng thời đề nghị 2 ĐHQG tiếp tục khẳng định vị thế trọng yếu cũng như ưu thế về cơ chế và phương thức hoạt động của mô hình. Chủ nhiệm Ủy ban Đào Trọng Thi đặc biệt nhấn mạnh đến ưu thế của một trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, có tính chất liên thông cao và tương đối thống nhất về quy trình, chương trình đào tạo, đội ngũ cán bộ giảng dạy và điều kiện sử dụng cơ sở vật chất giữa các đơn vị thành viên. Ông cho rằng hiện nay, được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, cơ chế hoạt động của 2 ĐHQG đã khá tự chủ nhưng điều quan trọng là ĐHQG phải biết khai thác quyền tự chủ để đạt hiệu quả cao nhất.
GS.VS Đào Trọng Thi ghi nhận những kiến nghị của hai ĐHQG về việc sửa đổi Luật Giáo dục. Ông đồng thời bày tỏ sự đánh giá cao những tâm huyết của các đại biểu đối với sự phát triển của giáo dục đại học nước nhà nói chung, 2 ĐHQG nói riêng, góp phần đưa Luật Giáo dục ngày càng hoàn thiện và gắn với đời sống.
|