GS. Trần Văn Giàu sinh ngày 11/9/1911 tại Long An, vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 8/1930. Trong suốt 80 năm qua, ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc ta. Năm 1943 ông được bầu làm Bí thư Xứ ủy Nam kỳ. Năm 1945, ông tham gia lãnh đạo giành chính quyền ở Sài Gòn, Gia Định và được cử làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được gọi ra chiến khu Việt Bắc, được giao nhiều nhiệm vụ khác nhau. Từ năm 1951 đến 1954, ông là Giám đốc, là giáo sư trực tiếp giảng dạy ở Trường Dự bị Đại học trong vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh. Thời kỳ này ông vẫn tiếp tục viết, chủ yếu là các tài liệu lý luận tuyên truyền, huấn luyện chính trị.
|
Các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.HCM tại lễ trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng cho GS. Trần Văn Giàu - Ảnh: TTXVN |
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, từ năm 1954 đến 1960, Trần Văn Giàu là một trong những giáo sư đầu tiên của nền đại học Việt Nam mới, góp phần xây nền, đắp móng cho sự hình thành và phát triển của Trường ĐH Sư phạm và Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Từ năm 1960 đến năm 1975, ông chuyển về công tác tại Viện Sử học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, chuyên tâm cho công việc khảo cứu, trước tác. Đây chính là thời kỳ Trần Văn Giàu công bố những công trình đồ sộ nhất của cuộc đời hoạt động học thuật của ông - những tác phẩm được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cao quý, trong đó nổi bật lên là các bộ sách "Lịch sử cận đại Việt Nam" (chủ biên, gồm 4 tập, 1960 - 1963) "Giai cấp công nhân Việt Nam" (3 tập, 1962 - 1963), "Miền Nam giữ vững thành đồng" (5 tập, 1964 - 1965) và "Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám" (3 tập, 1973 - 1993).
|
GS.NGND Trần Văn Giàu... |
|
và các thế hệ học trò Khoa Lịch Sử, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN tại lễ ông được đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động (2002) - Ảnh: Bùi Tuấn |
Là nhà cách mạng, Trần Văn Giàu đã góp phần rất to lớn vào công cuộc vận động quần chúng, xây dựng tổ chức Đảng và là người đã trực tiếp lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng tháng Tám ở Sài Gòn và Nam Kỳ, chỉ huy quân dân miền Nam anh dũng chống lại cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa của thực dân Pháp.
Là nhà giáo, ông đã góp công xây nền, đắp móng cho nền giáo dục đại học Việt Nam mới, trực tiếp tham gia giảng dạy từ Trường Dự bị Đại học tới Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Ông là người đã đào tạo nên nhiều học trò xuất sắc cho nền sử học Việt Nam, trong đó có những nhà sử học lớn như Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng. Là nhà khoa học, thông qua hàng chục công trình khảo cứu khổng lồ của mình ông tự khẳng định vị trí, tầm vóc một sử gia của thời đại. Với những cống hiến to lớn của mình, GS. Trần Văn Giàu đã được Đảng, Nhà nước tặng thuởng nhiều danh hiệu cao quý: Anh hùng Lao động; Nhà giáo Nhân dân; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập hạng nhất…
|
GS.NGND Trần Văn Giàu và phu nhân (ngồi) cùng các học trò gồm: GS. Trần Quốc Vượng, GS. Đinh Xuân Lâm, GS. Hà Văn Tấn và GS. Phan Huy Lê (thứ tự từ trái sang) | Phát biểu tại buỗi lễ, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải nêu bật những công lao to lớn của GS. Trần Văn Giàu và tấm lòng thủy chung với lý tưởng, với cách mạng của ông trong suốt 80 năm qua. Ông Lê Thanh Hải nhấn mạnh: “Là nhà lão thành cách mạng, nhà giáo, nhà khoa học, anh hùng lao động, trong suốt quá trình tham gia cách mạng, giáo sư Trần Văn Giàu luôn thể hiện tinh thần cách mạng tiến công, miệt mài lao động, với tinh thần “vì dân, vì nước”, là tấm gương sáng để thế hệ chúng ta ngày nay và thế hệ mai sau học tập”...
Tin, bài liên quan:
- Trần Văn Giàu - Nhà cách mạng tiêu biểu, học giả lớn, một nhân cách lớn
- Mừng thọ Giáo sư Trần Văn Giàu 98 tuổi - Thầy Trần Văn Giàu, một tấm gương phấn đấu
- Chút riêng tư của giáo sư Trần Văn Giàu
- Giáo sư Trần Văn Giàu Huyền thoại về một con người
- Giáo sư Trần Văn Giàu
- Giáo sư Trần Văn Giàu - người chủ một gia tài đặc biệt
- Giáo sư Trần Văn Giàu: Hai chuyện Cụ Hồ “chỉnh” tôi
|