Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Hàn Quốc muốn trở thành trung tâm giáo dục đại học ở Đông Á
50 năm trước, bán đảo Triều Tiên là một vùng đất nghèo nhưng những người ở phía Nam bán đảo đã có một tham vọng là biến 1 quốc gia nghèo nhất châu Á thành quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 11 của thế giới. Quốc gia Đông Á này đã xác định một trong những tiền đề để hiện thực hóa tham vọng này là biến Hàn Quốc trở thành trung tâm đào tạo giáo dục đại học của Đông Á.

Ngày nay, Hàn Quốc đang muốn biến thành trung tâm đào tạo giáo dục đại học của Đông Á. Rất nhiều trường đại học của Mỹ đang đàm phán để thiết lập các trung tâm học thuật và nghiên cứu tại Hàn Quốc trong khi những trường đại học lớn của Hàn Quốclại đang lấy lại mô hình đào tạo của Mỹ để có thể cạnh tranh với những trung tâm chất lượng cao của Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, thậm chí là cả Mỹ. Và tham vọng đó đã được lên kế hoạch bằng dự án 2007: thay Khu Kinh tế tự do Incheon rộng 52 000 hecta thành trung tâm nghiên cứu và học thuật mang đẳng cấp quốc tế. Qua nhiều năm, Incheon đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài bằng cách cấp thêm vốn mở trường và cho thuê miễn phí các công trình trong trung tâm.

Hành động này đã mang lại hiệu quả to lớn: trường đại học NewYork và trường đại học Bắc Carolina đã kí thỏa thuận về việc xây dựng những chương trình đào tạo đại học và các dự án nghiên cứu tại đây. Rất nhiều các tổ chức giáo dục của Mỹ, bao gồm cả trường đại học Nam California, trường George Mason và đại học George Washington cũng đang đàm phán để đặt các trung tâm của họ tại đây. Ông Hee Yhon Song, người sáng lập, đồng thời là cưụ hiệu trưởng trường Đông Bắc Á ở thành phố Incheon cho biết, “Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một trung tâm mang tính toàn cầu để mọi người có thể trao đổi văn hóa và tri thức với nhau”. Ông Song dự đoán, Incheon sẽ trở thành chủ nhà của hơn 40 viện nghiên cứu và ít nhất là 7 khu trường sở nước ngoài, thu hút rất đông sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Và Hàn Quốccó thể trở thành “cái rốn” của khu vực châu Á như Bỉ của châu Âu vậy.

Trung tâm Hàng không vũ trụ Hàn Quốc

Incheon chỉ là ví dụ điển hình nhất cho tham vọng của Hàn Quốc hướng đến ngành giáo dục đại học chất lượng cao. Trong khi đó, giới chức của các vùng kinh tế trọng điểm khác như thành phố cảng Pyeongtaek, cách Seoul 90 phút về phía Tây Nam, đã đầu tư hàng triệu đô la để tham gia vào cuộc đua mạo hiểm mang tên: giáo dục. Năm ngoái, Pyeongtaek đã kí một bản thỏa thuận với viện công nghệ Stevens để xây dựng một khu đại học gần giống thành phố đại học Pyeongtaek, và đang đàm phán với nhiều trường đại học của Mỹ và châu Âu.

Trong khi đó, những trường đại học lớn của Hàn Quốc lại đang hướng tới việc xây dựng 1 chương trình hoàn toàn mới dành cho người nước ngoài. Trường nghiên cứu hàng đầu quốc gia – viện khoa học và công nghệ Hàn Quốc– đã có sự biến đổi sâu sắc nhất trong 37 năm phát triển của mình, dưới thời tổng thống Nam Pyo Suh. Ngài Suh đã nói rằng ông quyết định biến viện KAIST từ 1 trường đại học bình thường thành một “trung tâm quốc tế thực sự”. KAIST cũng lập kế hoạch xây dựng 1 khoa nghiên cứu công nghệ sinh học mới tại Incheon. Trường đại học tư nhân hàng đầu HÀN QUốC, Yonsei, đã xây dựng một trung tâm nghiên cứu nghệ thuật tự do giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh đầu tiên của Hàn Quốc mang tên đại học quốc tế Underwood, với mong muốn sẽ thu hút được cả sinh viên Hàn Quốcvà sinh viên nước ngoài. Phó hiệu trưởng trường Underwood, ông John M.Frankl cho rằng những thay đổi là quá chậm chạm vì “chẳng có gì gọi là toàn cầu hóa ở đây vì sinh viên Hàn Quốc chỉ ra nước ngoài học mà thôi.”

Tuy những con số thống kê vẫn rất khả quan (2,6% GDP dành cho giáo dục đại học – đứng thứ hai chỉ sau Mỹ và gấp 2 lần bình quân các nước phương Tây) nhưng năm ngoái, Hàn Quốc đã có tới 218 000 sinh viên học đại học ở nước ngoài, và con số này là gấp đôi những năm 1990. Khoảng 30 % trong số đó học tại Mỹ và trở thành nhóm sinh viên quốc tế lớn thứ 3 tại đây. Ông Pilnam Yi, Trưởng phòng chính sách pháp lý đại học của Bộ Giáo dục cho biết, hàng năm nguồn thu từ thương mại giáo dục của Hàn Quốc đạt 3 đến 4 tỉ USD nhưng ông hi vọng con số này sắp tới sẽ là gần 10 tỉ USD. Nhưng hiện tượng sinh viên du học đã trở thành 1 cuộc khủng hoảng và chính phủ phải tăng nguồn viện trợ cho các trường giảng dạy bằng tiếng Anh và hỗ trợ các trường nhằm thu hút nhiều hơn nữa giáo sư nước ngoài. Nhưng chất lượng của các trường đại học Hàn Quốccần phải được cải thiện rất nhiều trước khi các giáo sư nước ngoài hay nhiều sinh viên Hàn Quốc biến nó thành sự lựa chọn hàng đầu. Ông Suh, thuộc KAIST chỉ trích: “Vấn đề ở đây là việc thiếu hụt những trung tâm nghiên cứu chất lượng cao. Chúng tôi đã không làm tốt việc phát triển lên một mức cao hơn đối với ngành nghiên cứu và công nghệ”.

Viện KAIST đã đi tiên phong trong việc cải cách giáo dục đại học bậc cao. Tổng thống đã yêu cầu tất cả các trường học ở cấp phổ thông phải học tiếng Anh, và các giảng viên phải thi đua để có mức lương và chức vụ cao hơn trong khi sinh viên cũng phải trải qua các kì thi sát hạch để nhận các mức học bổng khác nhau. Các trường đại học cũng mở rộng cửa với các sinh viên của Triều Tiên. PGS. Taesik Lee - Khoa Kĩ sư công nghiệp, Đại học Hàn Quốc nhấn mạnh, “Mục tiêu của chúng tôi là tạo nên 1 môi trường quốc tế, trong đó các giáo sư nước ngoài sẽ cảm thấy thoải mái khi giảng dạy tại đây”. Viện KAIST cũng lập kế hoạch tuyển thêm nhiều sinh viên và giảng viên trong những năm tới. GS. Mary Thompson, Ngành cơ khí-chế tạo máy, vừa được viện KAIST mời về từ Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) nói, “Hàn Quốcthay đổi nhanh và mạnh hơn bất kì nơi nào mà tôi đã từng chứng kiến.”

Đối mặt với cạnh tranh

Nhưng liệu những bước phát triển nhảy vọt đó của Hàn Quốc có giúp đất nước này vượt lên nhiều đối thủ khác trong khu vực để trở thành trung tâm giáo dục đại học mang tầm cỡ quốc tế? Ông Song cho rằng, Hàn Quốc có vị trí địa lí là trung tâm của khu vực. Từ Seoul, chỉ mất 2h bay tới Bắc Kinh và tới Tokyo; và với nền kinh tế vững mạnh, cùng với việc tiếp thu những tinh hoa của giáo dục phương Tây đã mang lại cho Hàn Quốc những thuận lợi mà ít có quốc gia nào trong khu vực có được. “Chúng tôi là duy nhất”, ông nhấn mạnh.

Năm 2006, theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc, chỉ có chưa đến 22.600 sinh viên nước ngoài học tập tại Hàn Quốc, trong khi có hơn 100.000 sinh viên Hàn Quốc đi du học ở Nhật Bản.

Hiệu trưởng trường đại học quốc tế Underwood nói, “Chúng tôi luôn phải cạnh tranh để có được sinh viên nước ngoài, vậy các trường đại học non trẻ phải làm thế nào để có được điều đó? Vì ngay cả khi Harvard đến Hàn Quốc thì Harvard Hàn Quốccũng không thể tốt hơn các trường khác vì họ sẽ không bao giờ thu hút được nhân sự giỏi ở đây”. Và ông tin rằng tham vọng về một trung tâm giáo dục toàn cầu tại Hàn Quốc chỉ có thể thực hiện với các trường “made in Korean” như: KAIST, Đại học Quốc gia Seoul và Yonsei… Ông Don Olcott, Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục đại học không biên giới, có trụ sở tại Anh quốc cho rằng, Hàn Quốcphải tăng cường năng lực cạnh tranh với các nước phát triển nhanh như Trung Quốc, Malaysia hay thậm chí là Thái Lan, vì “Tất cả các quốc gia đều muốn có một nền giáo dục bền vững và người học cũng hướng sự lựa chọn của mình tới những nơi có học phí rẻ và cơ hội làm việc tốt”.

Phần lớn các sinh viên quốc tế đều mong muốn ở lại và làm việc tại nước chủ nhà trước khi về nước. Và những ngành công nghiệp mũi nhọn của Hàn Quốc, đặc biệt là ngành công nghiệp xe hơi, điện tử và trò chơi điện tử sẽ thu hút nhiều sinh viên nước ngoài.

Những năm đầu thập kỷ 60, vấn đề lớn nhất trong giáo dục của Hàn Quốc là trình trạng nghiên cứu trong các Trường ĐH và Viện nghiên cứu có một khoảng cách rất lớn với nền kinh tế, không đáp ứng sự đòi hỏi của thực tiễn thời đại, cho nên rất cần một bộ phận để nối kết giữa giới doanh nghiệp và hàn lâm. Bộ phận kết nối đó chính là sự ra đời của Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST).

Viện KIST đã tạo môi trường nghiên cứu tuyệt diệu và tạo điều kiện sống ổn định cho các nhà nghiên cứu, cụ thể là cung cấp cho họ nhà ở và bảo hiểm y tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục con cái họ, trả lương cho họ tương đương bằng 1/4 mức lương họ nhận được ở Mỹ, vì vậy mà hầu hết các nhà khoa học là đều từ Mỹ trở về. Viện KIST góp phần tích cực giúp Hàn Quốc hồi hương chất xám hải ngoại, Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên ở châu Á thành công trong việc chống chảy máu chất xám. Đồng thời trở thành cơ quan nghiên cứu và cũng là “Bộ tham mưu” về Khoa học công nghệ cho chính phủ Hàn Quốc. Viện KIST đã tạo ra một cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cho Hàn Quốc, và thúc đẩy nền kinh tế Hàn Quốc. Sức mạnh kinh tế hiện nay của Hàn Quốc đã được thế giới nghi nhận, Hàn Quốc có những tập đoàn hàng đầu thế giới như Hyundai, Samsung… Về nghiên cứu khoa học công nghệ, quốc gia Đông Á này đứng thứ 2 thế giới có số lượng bằng phát minh (tính theo đơn vị 1 triệu người), đồng thời cũng là nước có số lượng công trình khoa học nhiều nhất trong số 5 con hổ châu Á.

 Mỹ Sơn (dịch) - Bản tin ĐHQGHN số 223
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   |