Tin tức
Trang chủ   >  Tin tức  >   Khoa học và Công nghệ
Vcgate công bố chỉ số ảnh hưởng của các Tạp chí Khoa học Việt Nam
Như thường lệ, hai năm một lần, vào dịp kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5), nhóm nghiên cứu Vcgate (Vietnam Citation Gateway) của GS. Nguyễn Hữu Đức, TS. Võ Đình Hiếu và NCS. Phan Hải ở ĐHQGHN công bố các kết quả đánh giá chất lượng các tạp chí khoa học của Việt Nam (hai lần trước vào năm 2016 và 2018). Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên nhóm đánh giá theo chỉ số ảnh hưởng (Impact factor - IF) và chỉ số Hindex theo thông lệ quốc tế. Cổng thông tin điện tử ĐHQGHN giới thiệu phương pháp tính và các các khuyến nghị của nhóm nghiên cứu. (18/05/2021)
“Bản đồ nồng độ bụi PM 2.5 toàn quốc” hỗ trợ quản lý chất lượng không khí tại Việt Nam
Tại Việt Nam, vấn đề chất lượng không khí và hiện tượng ô nhiễm không khí đang nhận được sự quan tâm từ các cơ quan quản lý và cộng đồng nói chung. Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành giám sát hiện trường (FIMO) – thuộc Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) xây dựng “Bản đồ nồng độ bụi PM 2.5 toàn quốc năm 2019”. Dự kiến báo cáo đầy đủ năm 2020 sẽ được công bố trong thời gian tới đây. (14/05/2021)
ĐHQGHN và VASS: Đẩy mạnh phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khoa học của quốc gia
Chiều ngày 6/4/2021, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) do Chủ tịch Bùi Nhật Quang dẫn đầu. (07/04/2021)
160 phòng học thông minh phục vụ hiệu quả công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học
“Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ĐHQGHN chủ động tích cực hội nhập, thích ứng nhanh bằng việc nắm bắt công nghệ và phương cách quản trị hiện đại, thông minh. Xây dựng đại học thông minh vừa là phương thức vừa là mục tiêu của đại học 4.0. (25/02/2021)
Cơ sở học liệu phục vụ phát triển đại học số
Theo thống kê, VNU-LIC đã xác lập kỷ lục về số liệu phục vụ học liệu số (gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm ngoái 2019): Tổng số lượt sử dụng thư viện năm 2020: 18.069.013 lượt, tăng 50,5 % so với cùng kì năm 2019 là 12.008.056 lượt (25/02/2021)
Tăng cường quản trị đại học thông minh theo hướng đại học số
“Đại học 4.0” được xác định là mô hình đại học thông minh định hướng đổi mới sáng tạo, trong đó thành tố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp là triết lý, mục tiêu và phương thức tạo ra giá trị gia tăng; còn thành tố thông minh là phương thức và điều kiện tổ chức thực hiện dựa vào các tiến bộ của công nghệ 4.0. (24/02/2021)
Công bố quốc tế và chuyển đổi số góp phần quan trọng trong việc nâng cao vị thế học thuật của ĐHQGHN trên trường quốc tế
Trong 5 năm qua, các nhà khoa học của ĐHQGHN đã công bố 3115 bài báo khoa học trong hệ thống ISI/SCOPUS, chiếm khoảng 20% tổng số bài báo ISI/SCOPUS của cả nước, trong đó có 01 công trình khoa học xã hội được đăng trên tạp chí Nature, là tạp chí hàng đầu thế giới, riêng năm 2019 có 874 bài, gấp gần 87 lần so với năm 1993 (giai đoạn mới thành lập ĐHQGHN). Chỉ số trích dẫn trung bình mỗi bài báo của ĐHQGHN đã vượt ngưỡng trung bình, 5,1 lần so với 4,5 lần/bài báo của Châu Á; nhiều bài báo có số lần trích dẫn cao (từ 50 đến 500 lần) (22/02/2021)
Phát huy hiệu quả mô hình hợp tác Chính phủ - Doanh nghiệp - Đại học - Địa phương
Hoạt động hợp tác trong nước đã tạo được niềm tin với các cơ quan, doanh nghiệp và địa phương, cung cấp luận cứ khoa học cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá, giáo dục, bảo vệ môi trường của các địa phương là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động KHCN ĐHQGHN. (16/02/2021)
Các nhóm sản phẩm khoa học và công nghệ của ĐHQGHN
Các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đã tích cực tham gia vào công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận của Đảng, Nhà nước; cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng đường lối, chính sách, bảo vệ, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng; xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa và con người Việt Nam. (04/02/2021)
Dự án "Nghiên cứu xây dựng hệ thống trợ giúp phát hiện tin tức giả mạo trên mạng xã hội" của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên được Vingroup tài trợ
Ngày 12/10/2020, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), thuộc Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata, Tập đoàn Vingroup đã tổ chức “Lễ kí kết tài trợ dự án Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ năm 2020” cho 28 dự án với tổng giá trị hơn 136 tỷ đồng. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên có một dự án được tài trợ trong đợt này. (13/10/2020)
[Nghiên cứu khoa học sinh viên] Sinh viên VNU - ULIS nêu 3 kiến nghị nhằm cải thiện công tác dạy và học tiếng Anh
Nhóm 5 sinh viên: Nguyễn Tuấn Hưng, Lê Thị Thu Uyên, Hoàng Minh Anh, Nguyễn Thị Huyền My và Nguyễn Hồng Phương, đến từ khóa QH-2017-F hệ chất lượng cao của Khoa Sư phạm Tiếng Anh, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN (VNU-ULIS) đã đưa ra các kiến nghị, sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Ứng dụng của bảng chú giải đối với độ thông hiểu văn bản và học từ vựng tự nhiên/không chủ đích. Đây là một trong các nhóm sinh viên nhận Giải Nhất sinh viên nghiên cứu khoa học cấp ĐHQGHN năm 2020. (09/09/2020)
Tự tin cho giai đoạn phát triển mới: Trường ĐH Y Dược, thành viên của ĐHQGHN
Đó là ý kiến của Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Đại hội Đảng bộ Khoa Y Dược lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 – 2025, ngày 18/6/2020. Bí thư Đảng ủy ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn cũng ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của Đảng bộ Khoa Y Dược, nhiệm kỳ 2015 – 2020. (18/06/2020)
VMINA LAB: ra mắt thiết bị sát khuẩn tự động
Nhóm các nhà nghiên cứu trẻ và sinh viên tại Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Mico-Nano (VMINA LAB) thuộc Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN (VNU-UET), vừa trình làng bộ đôi sản phẩm: Máy sát khuẩn tay và máy khử khuẩn phòng kín tự động. (13/04/2020)
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo: Giảm 99,5% thời gian lập lịch và tăng rõ rệt hiệu quả trực ca với Hệ thống xếp lịch trực tự động
Là hai công trình trọng điểm quốc gia tại khu vực thượng lưu sông Đà, Thủy điện Sơn La và Lai Châu có vai trò cốt yếu, là xung lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước. Với công suất từ 1200 đến 2400 MW, hai công trình thủy điện này cần đến hàng trăm kỹ sư, công nhân giám sát liên tục 24/24h với một khối lượng công việc khổng lồ. Xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo hiện nay đã được thực hiện để giúp việc quản lý ca trực của công nhân hai nhà máy thủy điện trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn, nhờ có Hệ thống lập lịch ca trực tối ưu – một sản phẩm của phòng thí nghiệm Tối ưu hóa các hệ thống lớn (ORLab) thuộc Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN. (03/09/2019)
Sản xuất thuốc chữa bệnh từ nước biển
Nước biển được khai thác ở độ sâu 450m tính từ mặt biển, nơi tia nắng mặt trời không chiếu xuống được. Quy trình xử lý khoa học và hiện đại giúp bảo toàn gần như toàn bộ các nguyên tố vi lượng, giúp nước biển sâu có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, săn se niêm mạc, phục hồi niêm mạc suy yếu, nhờ đó có thể ngăn ngừa sổ mũi, ngạt mũi và viêm xoang và các bệnh lây lan qua đường hô hấp khác. Nhóm các nhà khoa học Trường ĐHKHTN do TS. Nguyễn Đình Nguyên chủ nhiệm đề tài đã đánh giá thành công nguồn tài nguyên nước biển tại vùng biển Quảng Bình sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh mắt, xoang, miệng. (03/09/2019)
Phương pháp mã hóa và giải mã video phân tán
Sau 5 năm nghiên cứu, “Kỹ thuật mã hóa và giải mã video phân tán DVC” thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của Khoa Điện tử viễn thông – Trường ĐH Công nghệ, do TS. Đinh Triều Dương làm Trưởng nhóm, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế độc quyền vào năm 2019. (01/09/2019)
Kyber Network gọi vốn thành công, cựu sinh viên UET nói về khởi nghiệp
Trần Huy Vũ và Lợi Lưu là 2 cựu sinh viên Trường ĐH Công nghệ - ĐHQGHN đã lập nên kì tích trong việc gọi vốn cho Kyber Network. (27/08/2019)
Chương trình Tây Bắc: Nghiệm thu công trình thu trữ, xử lý, quản lý công trình cấp nước sinh hoạt
Ngày 26/5/2019, tại Huyện Mường Khương, Lào Cai, Văn phòng chương trình Tây Bắc, ĐHQGHN đã tổ chức nghiệm thu đề tài cấp nhà nước thuộc Chương trình khoa học công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ và quản lý trong thu trữ nước mưa và nước mặt phục vụ dân sinh vùng Tây Bắc” mã số KHCN-TB.21C/13-18 do ThS. Phạm Văn Ban - Trung tâm Tư vấn PIM - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam chủ nhiệm. (06/08/2019)
Chương trình Tây Bắc: các dự án khoa học công nghệ đi sâu vào giải quyết các nhu cầu thực tiễn của địa phương
Ngày 17/5/2019, đoàn công tác của ĐHQGHN do Phó Chủ nhiệm Chương trình Tây Bắc Mai Trọng Nhuận, chủ nhiệm đề tài "Luận cứ khoa học và thực tiễn, đề xuất định hướng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ phát triển bền vững vùng tây Bắc gia đoạn 2019-2025; mã số KHCN-TB.27X/13-18" dẫn đầu đã có buổi làm việc với đại diện các đơn vị liên quan của tỉnh Yên Bái để đánh giá hiệu quả và đóng góp của chương trình Tây Bắc đối với tỉnh trong giai đoạn 2013 – 2018. (21/05/2019)
Chương trình Tây Bắc: Nâng cao năng lực ngoại ngữ chuyên biệt đáp ứng nhu cầu thực tiễn của địa phương
Đề tài Tây Bắc với bộ 35 sản phẩm (bao gồm 14 chương trình và 21 tài liệu) dành cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức các ngành Hải quan, Du lịch, Ngoại vụ và Biên phòng vùng Tây Bắc để thực thi công vụ trong xu thế hội nhập quốc tế do Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN chủ trì đã được nghiệm thu thành công cấp Nhà nước với kết quả xuất sắc.  (14/05/2019)
Trang :  1  |  2  |  3  |  4  |  5  |  6  |  7  |  8  |  9  |  10  |  11  |  12  |  13  |  14  |  15  |  16  |  17  |  18  |  19  |  20  |  21  |  22  |  23  |  24  |  25  |  26  |  27  |  28  |  29  |  30  |  31  |  32  |  33  |  34  |  35  |  36  |  37  |  38  |  39  |  40  |