Nhóm sinh viên Vũ Xuân Lai, Thái Công Khanh, Vũ Tiến Tùng và Nguyễn Mạnh Cường (Lớp K55CA) đã trình bày về ý tưởng và quá trình tham gia thực tập thí nghiệm trên chuyến bay không trọng lượng tại Nhật Bản.
Theo đó, thiết bị của nhóm gồm một rack chứa, động cơ, mạch điều khiển, cánh quạtcác thiết bị smartphone, cùng các phần mềm tự viết nhằm thu thập và phân tích dữ liệu. Ba thiết bị smartphone được sử dụng để tiến hành thí nghiệm là: Lumia 920, Samsung Galaxy SII và Ipod Gen4 nhằm mục đích kiểm tra khả năng chơi game của các thiết bị nàytrong môi trường không trọng lượng. Ba điện thoại sẽ được gắn vào các “cánh tay” quạt trên một mặt phẳng nằm ngang, cánh quạt được kết nối với động cơ và hoạt động dựa vào bảng mạch điều khiển. Nhóm đã thiết lập cho cánh quạt quay với 3 mức tốc độ 20-40-60 vòng/phút thông qua mạch điều khiển. Ba điện thoại sẽ được cài đặt sẵn phần mềm “Parabolic Fight 2013 App” do nhóm tự viết trên 3 nền tảng khác nhau để đo các thông số gia tốc, vận tốc góc thông qua các cảm biến Accelerometer và Gyroscope có sẵn trong điện thoại. Các thông số cảm biến thu nhận được được sẽ được phân tích trên phần mềm phân tích dữ liêu.
Thí nghiệm Parabolic Flight lần này là tiền đề cho các dự định tiếp theo của nhóm: vệ tinh viễn thám mini với smartphone đóng vai trò là bộ não xử lý. Với bộ vi xử lý mạnh mẽ, các cảm biến nhỏ gọn… và 2 cảm biến: Gyroscope và accelerometer sẽ đóng vai trò là bộ phần dẫn đường, smartphone có đầy đủ các thành phần cần thiết cho 1 chiếc vệ tinh
Chia sẻ những kinh nghiệm và những trải nghiệm thực tế trong chuyến đi, TS. Lê Thanh Hà – Trưởng đoàn khẳng định cuộc thi Parabolic Flight là sân chơi sáng tạo vô cùng bổ ích cho sinh viên khối ngành kỹ thuật – công nghệ thông tin. Đây chính là điều thúc đẩy, truyền cảm hứng cho sinh viên đạt được những kết quả nhất định. Những yếu tố làm nên kết quả không chỉ là tài năng, sự chăm chỉ mà còn có sự đam mê khoa học của sinh viên.
Ông Nguyễn Gia Lập chia sẻ, trên đấu trường quốc tế, sinh viên Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN) đã tạo nên dấu ấn Việt Nam dựa trên hợp tác hiệu quả giữa Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN) và Viện Công nghệ vũ trụ (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam). Đây là cuộc thi thiết thực, minh chứng năng lực của sinh viên Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN). Kết quả lần này cũng là điểm tựa để Trường và Viện tiếp tục hỗ trợ cho các nhóm sinh viên say mê tìm tòi nghiên cứu khoa học, thực hiện ước mơ và khát khao của bản thân trong lĩnh vực hàng không vũ trụ.