Chương trình đào tạo bậc đại học
Trang chủ   >  ĐÀO TẠO  >   Chương trình đào tạo bậc đại học  >  
Chương trình đào tạo chuẩn ngành Ngôn ngữ học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN

NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

1.1.1. Về kiến thức

 Chương trình đào tạo cung cấp cho sinh viên các kiến thức đại cương về khoa học xã hội nhân văn; kiến thức cơ bản và có hệ thống về ngôn ngữ học, Việt ngữ học, ngôn ngữ và văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hoá, các kiến thức nghiệp vụ liên quan đến các hoạt động báo chí, truyền thông, xuất bản, giáo dục.

1.1.2. Về kỹ năng

Chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên các kĩ năng chuyên môn và nghiệp vụ liên quan đến ngôn ngữ học: kĩ năng nghiên cứu, giảng dạy về ngôn ngữ học, Việt ngữ học và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số; kĩ năng dạy tiếng Việt như bản ngữ và như một ngoại ngữ; kĩ năng biên soạn các loại sách công cụ tiếng Việt và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong các hoạt động biên tập, báo chí, xuất bản.

1.1.3. Về năng lực

Chương trình đảm bảo cho sinh viên, với những kiến thức và kĩ năng trên đây, sau khi ra trường có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau, như: nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ học, Việt ngữ học, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số; làm biên tập viên báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình; giảng dạy môn tiếng Việt và môn Ngữ văn trong nhà trường; đảm trách các công việc liên quan đến ngôn ngữ, văn hóa và truyền thông ở các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục và trong các doanh nghiệp. Chương trình cũng đảm bảo cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học các bậc học cao hơn ở ngành Ngôn ngữ học hoặc các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn khác.

1.1.4. Về thái độ

Ngoài việc cung cấp kiến thức và trang bị các kĩ năng chuyên môn, chương trình còn giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức công dân, đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghiêm túc trong lao động…để sinh viên không chỉ trở thành các nhà chuyên môn giỏi mà còn là những công dân tốt.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ học gồm 4 chuyên ngành với mục tiêu cụ thể theo mỗi chuyên ngành như sau:

1.2.1. Chuyên ngành Ngôn ngữ học (A)

 Sinh viên nắm vững các kiến thức và kĩ năng chuyên về ngôn ngữ học (ngôn ngữ học lí thuyết, ngôn ngữ học ứng dụng và ngôn ngữ học đối chiếu) và có khả năng vận dụng vào thực tế nghiên cứu, giảng dạy hoặc các hoạt động có liên quan đến ngôn ngữ học nói chung, ngôn ngữ và văn hoá nói riêng, ở các ngành và các cơ quan khác nhau.

1.2.2. Chuyên ngành Việt ngữ học (B)

 Sinh viên nắm vững các kiến thức và kĩ năng chuyên về Việt ngữ học, về tiếng Việt và văn hoá Việt Nam, và có khả năng vận dụng vào thực tế nghiên cứu và giảng dạy hoặc các hoạt động có liên quan đến ngôn ngữ học nói chung, Việt ngữ học,  tiếng Việt và văn hoá Việt Nam nói riêng, ở các ngành và các cơ  quan khác nhau.

1.2.3. Chuyên ngành Ngôn ngữ và Văn hoá các dân tộc thiểu số (C)

Sinh viên có khả năng sử dụng tốt ít nhất một ngôn ngữ dân tộc thiểu số, có kiến thức và kĩ năng chuyên về ngôn ngữ và văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam để sau khi ra trường có thể nghiên cứu, giảng dạy hoặc đảm nhận các công việc liên quan đến ngôn ngữ học, đặc biệt là về ngôn ngữ và văn hoá dân tộc thiểu số,… ở vùng dân tộc thiểu số nói ngôn ngữ mà họ đã theo học, hoặc ở các ngành và các cơ quan khác nhau.

1.2.4. Chuyên ngành Việt ngữ học cho người nước ngoài (D)

Đào tạo cử nhân người nước ngoài có trình độ và năng lực tiếng Việt tốt, có kiến thức cơ bản về xã hội, đất nước và con người Việt Nam, có phẩm chất và kỹ năng phù hợp với một môi trường làm việc đa văn hoá, có khả năng về chuyên môn và nghiệp vụ để đảm nhận các nhiệm vụ biên, phiên dịch, giảng dạy và nghiên cứu tiếng Việt, văn hoá Việt Nam và nhiều công việc khác trong các cơ quan văn hoá, giáo dục, hành chính, ngoại giao ở các nước.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 138 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức chung:                                              32 tín chỉ

(Không tính các môn học GDTC và GDQP-AN)

- Khối kiến thức toán và khoa học tự nhiên                     4 tín chỉ

- Khối kiến thức cơ bản của nhóm ngành:             26 tín chỉ

+ Bắt buộc:                       19 tín chỉ

+ Tự chọn:                        07 tín chỉ

- Khối kiến thức cơ sở của ngành:                                40 tín chỉ

+ Bắt buộc:                       32 tín chỉ

+ Tự chọn:                        08 tín chỉ

-  Khối kiến thức chuyên ngành:                                 26 tín chỉ

+ Bắt buộc:                       20 tín chỉ

+ Tự chọn:                        06 tín chỉ

- Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp:                       10 tín chỉ

 

Khung chương trình đào tạo xin xem tại đây

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :