Quốc tế
Trang chủ   >  Tin tức  >   Hợp tác - Phát triển  >   Quốc tế
Thắt chặt quan hệ đối tác giáo dục giữa các đại học châu Á hậu đại dịch
Tiếp nối Diễn đàn các Đại học Châu Á (Asian Universities Forum – AUF) lần thứ 10 năm 2021 với chủ đề Sự thích nghi của các cơ sở giáo dục đại học với đại dịch Covid-19, AUF lần thứ 11 tập trung bàn luận vào cách thức để các đại học Châu Á thúc đẩy quan hệ hợp tác giáo dục trong bối cảnh hậu đai dịch.

Sự kiện do Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc (SNU) và Đại học Nam Kinh, Trung Quốc (NJU) phối hợp tổ chức. Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn tham dự Diễn đàn theo hình thức trực tuyến.

Trong hai năm qua, các đại học trong mạng lưới AUF đã thắt chặt thêm mối quan hệ bằng cách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về ứng phó khẩn cấp với đại dịch. Đến nay, khi thế giới đang dần bước ra khỏi cuộc khủng hoảng COVID-19, SNU và NJU đã chọn “Cách thúc đẩy quan hệ đối tác giáo dục chặt chẽ hơn giữa các đại học châu Á trong thời kỳ hậu đại dịch” làm chủ đề của AUF năm nay với hy vọng sẽ liên tục phát triển và đổi mới các quan hệ đối tác quốc tế này giữa các đại học thành viên AUF, thử nghiệm các loại hình hợp tác mới, tìm cách tích hợp một cách chính xác các nguồn lực của mạng lưới.

Giám đốc Đại học Quốc gia Seoul Oh Se Jung cho biết sự thành lập của AUF vào năm 2011 trùng với sự khởi đầu của các công nghệ điện thoại thông minh. Mười năm sau, kinh nghiệm từ đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy các cơ sở giáo dục đại học chuyển sang môi trường trực tuyến để hoạt động linh hoạt và dễ tiếp cận, đáp ứng nhu cầu mới. Diễn đàn lần này sẽ giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau và cùng đồng hành phát triển mạng lưới.  

Là Đại học đồng đăng cai tổ chức Diễn dàn lần này, Đại học Nam Kinh đã giới thiệu với các đại học trong mạng lưới về Chiến lược toàn cầu giai đoạn 2020 – 2030 của mình. Theo đó, chiến lược này có các thành tố quan trọng như các khóa học quốc tế hóa, các chương trình học ảo, các viện đào tạo/ nghiên cứu kết hợp với các đối tác toàn cầu. Đây cũng là các khía cạnh mà các đại học khác trong và ngoài mạng lưới có thể quan tâm khi hợp tác với ĐH Nam Kinh.

Tại Diễn đàn, các thành viên đã cùng thảo luận những thách thức đối với các đại học Châu Á hậu đại dịch như vấn đề hạn chế đi lại giữa các nước làm thiếu đi các tương tác trực tiếp, những khó khăn trong việc thu thập dữ liệu để tiến hành các nghiên cứu chung, khả năng tiếp cận công nghệ không đồng đều. Tuy nhiên, đi cùng với đó là các cơ hội thu hút học sinh từ nhiều nước trong khu vực, thúc đẩy hợp tác giữa các đại học và giữa đại học với doanh nghiệp.

Để giải quyết các vấn đề này, các thành viên đề xuất mỗi đại học cần nắm bắt được điểm mạnh của chính mình, tìm kiếm sự tương đồng với các đối tác, thúc đẩy hợp tác trên cả hai hình thức online và offline, dùng các kinh nghiệm thích nghi từ đại dịch để ứng phó với những thay đổi trong tương lai.

Diễn đàn AUF 2022 đã thu hút sự tham gia của 25 đại học đến từ các quốc gia châu Á. Diễn đàn AUF 2023 dự kiến sẽ do Đại học Quốc gia TP.HCM đăng cai tổ chức bằng hình thức trực tiếp.

>>> Các tin liên quan:

Sự thích nghi của các cơ sở giáo dục đại học với đại dịch Covid-19: Những đổi mới và thách thức về công nghệ 

 Thành Lân
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   |