Quốc tế
Trang chủ   >  Tin tức  >   Hợp tác - Phát triển  >   Quốc tế
Thẩm quyền tài phán trên không gian mạng và quyền tài phán ngoài lãnh thổ quốc gia
Đây là chủ đề bài thuyết trình của GS. Hannah Buxbaum – Phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề quốc tế của Đại học Indiana (Hoa Kỳ) trình bày tại Khoa Luật, ĐHQGHN vào ngày 01/8/2022.

Chương trình được tổ chức kết hợp trực tiếp và trực tuyến qua nền tảng zoom với sự tham gia của hàng trăm cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đến từ Khoa Luật và nhiều cơ sở đào tạo luật của Việt Nam.

Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN Nguyễn Thị Quế Anh phát biểu

Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN Nguyễn Thị Quế Anh bày tỏ vinh dự khi được tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Dự án Đổi mới giáo dục Đại học (PHER) và được tiếp đón GS. Hannah Buxbaum đến thuyết trình về chủ đề rất thú vị. Bà cho biết, những nghiên cứu và thông tin về thẩm quyền tài phán trên không gian mạng và quyền tài phán ngoài lãnh thổ quốc gia đang rất được quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tham dự vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng như đang trong quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ nói chung và chuyển đổi số trong giáo dục đại học nói riêng.

Bày tỏ sự vinh hạnh khi được trở thành đối tác thực hiện Dự án Hợp tác Đổi mới giáo dục Đại học, GS. Hannah Buxbaum cũng gửi lời cảm ơn ĐHQGHN đã tạo điều kiện để bà có thể chia sẻ thông tin và giao lưu với các cán bộ, giảng viên, sinh viên và học viên chuyên ngành luật. Các nội dung chính được GS. Hannah Buxbaum giới thiệu tại chương trình đó là: Cách tiếp cận truyền thống để xác định thẩm quyền (quyền tài phán) của một quốc gia theo luật quốc tế; Xác định thẩm quyền (quyền tài phán) trong lãnh thổ và ngoài lãnh thổ quốc gia theo cách tiếp cận truyền thống; Những thách thức đến từ các hoạt động trên không gian mạng; Cộng đồng quốc tế có những giải pháp nào cho các thách thức này? Những giải pháp đó nói lên vấn đề gì về quyền tài phán ngoài lãnh thổ quốc gia trong xã hội đương đại?

GS. Hannah Buxbaum chia sẻ về “Thẩm quyền tài phán trên không gian mạng và quyền tài phán ngoài lãnh thổ quốc gia”

GS. Hannah Buxbaum chia sẻ, thẩm quyền theo luật quốc tế gồm có thẩm quyền lập pháp và thẩm quyền thực thi luật. Nếu như thẩm quyền lập pháp được hiểu là thẩm quyền của một quốc gia trong việc áp dụng luật nội địa của quốc gia đối với các hành vi hoặc con người cụ thể thì thẩm quyền thực thi luật được hiểu là thẩm quyền của một quốc gia trong việc bắt buộc các chủ thể phải thi hành và tuân thủ luật pháp của quốc gia đó.

Cũng theo Giáo sư, thẩm quyền và chủ quyền quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu chủ quyền có nghĩa là độc quyền tuyệt đối của một quốc gia khi điều chỉnh các quan hệ pháp lý trong khuôn khổ biên giới của quốc gia mình, thì thẩm quyền cũng bị giới hạn bởi chính biên giới của quốc gia đó. Trong mô hình này, quyền tài phán "trong lãnh thổ" được cho là chính đáng, trong khi quyền tài phán "ngoài lãnh thổ" - nghĩa là, việc áp dụng luật nội địa đối với các sự kiện hoặc chủ thể ở ngoài biên giới - được cho là không chính đáng.

GS. Hannah Buxbaum cho hay, thẩm quyền đối với các hoạt động trong không gian mạng khó được xác định và còn nhiều tranh cãi. Có ý kiến cho rằng, không gian mạng phải được coi là một nơi tách biệt và khác biệt với “thế giới thực” và pháp luật nên quản lý không gian này khác với thế giới thực. Nhiều ý kiến khác lại cho rằng, các hoạt động trong không gian mạng vẫn được liên kết với “thế giới thực” nên cần phải chịu sự điều chỉnh của các nguyên tắc xác định thẩm quyền thông thường.

Các đại biểu cũng được nghe thông tin về “Vấn đề quyền tài phán ngoài lãnh thổ quốc gia” (Extraterritoriality), hiện vẫn diễn ra thường xuyên và tạo ra các xung đột pháp lý. GS. Hannah Buxbaum cho biết vấn đề này có thể thực hiện thông qua phương thức đa phương như: Các điều ước đa phương hoặc các luật mẫu giải quyết các vấn đề chung trên không gian mạng trong các lĩnh vực cụ thể (ví dụ: luật thương mại).

Tại buổi chia sẻ, GS. Hannah Buxbaum cũng đã giải đáp thông tin, chi tiết các câu hỏi của cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

Buổi thuyết trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động Dự án Hợp tác Đổi mới giáo dục Đại học, có tên viết tắt là PHER (Partnership for Higher Education Reform), được Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris công bố với truyền thông vào tháng 8/2021, sẽ kéo dài 5 năm từ nay đến 2026, hợp tác với ĐHQGHN, ĐHQG T.p Hồ Chí Minh và ĐH Đà Nẵng nhằm cải thiện chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, tăng cường năng lực quản trị và khả năng đáp ứng thị trường của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Đại học Indiana, Hoa Kỳ được giao là đối tác thực hiện dự án. Trước đó, trong các ngày 25 và 26/7/2022, ĐHQGHN đã tham gia chuỗi hội thảo thuộc Dự án tại Tp. Hồ Chí Minh. Tiếp đó, ngày 29/7/2022, hơn 200 nhà quản lý và nhà giáo dục của ĐHQGHN cùng hàng chục chuyên gia nước ngoài từ Đại học Indiana, Mỹ đã tham dự Hội thảo mùa hè năm 2022 thuộc Dự án PHER tại ĐHQGHN cơ sở Hòa Lạc. Lễ khởi động Dự án Hợp tác Đổi mới Giáo dục Đại học do ĐHQGHN chủ trì diễn ra vào chiều 01/08/2022.

Các tin liên quan:

- Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình thuyết trình tại ĐHQGHN

- Hội thảo Dự án PHER: Sự kiện học thuật đầu tiên tổ chức tại khu giảng đường mới của ĐHQGHN tại Hòa Lạc

ĐHQGHN được thụ hưởng nhiều từ Dự án PHER cho chiến lược phát triển

Dự án PHER: Chia sẻ - Học hỏi – Kết nối

Tổng quan Dự án Hợp tác Đổi mới Giáo dục Đại học (PHER)

USAID: Nâng cao năng lực quản trị nhằm hiện đại hóa các đại học hàng đầu Việt Nam

Chuẩn bị khởi động Dự án Hợp tác Đổi mới Giáo dục Đại học (PHER) với Hoa Kỳ 

 

 Mai Phương
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   |