Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin Luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Hà Thị Bích Ngọc
Tên đề tài luận án: Điều tra, nghiên cứu một số thực vật Việt Nam có tác dụng hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu để ứng dụng cho bệnh nhân đái tháo đường type 2

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hà Thị Bích Ngọc                                     
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 23/05/1982                                                                       
4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số:2385/SĐH, ngày 29 tháng 6 năm 2007
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Văn bản điều chỉnh tập thể cán bộ hướng dẫn số 1233/QĐ-SĐH ngày 07/08/2008
7. Tên đề tài luận án: Điều tra, nghiên cứu một số thực vật Việt Nam có tác dụng hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu để ứng dụng cho bệnh nhân đái tháo đường type 2
8. Chuyên ngành: Hóa sinh học                                                    
9. Mã số: 62.42.30.15
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Mùi, TS. Phạm Thị Hồng Minh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
Đã chiết xuất bằng dung môi nước và cồn 600 đối với 24 mẫu thực vật, phần trăm tách chiết thu cao thô bằng nước nóng cao hơn sử dụng cồn 600. Trong 24 đối tượng thực vật đã xác định được 8 đối tượng có tác dụng hạ đường huyết tốt nhất, gồm: lá chè đắng (Ilex kaushue S.Y.Hu), củ chuối hột (Musa balbisiana Colla ); thân, lá chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.); lá tầm gửi trên cây mít (Macrosolen cochinchinensis (Lour.) Blume); dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. ex Schult.); nụ và lá vối Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr.& Perry; vỏ thân ổi (Psidium guajava L.).
Đã nghiên cứu tác dụng cao chiết lá vối và lá chè đắng lên gan chuột: gan có dấu hiệu được phục hồi, chỉ số GOT, GPT của nhóm chuột ĐTĐ type 2 cho uống cao chiết hạ thấp hơn so với nhóm đối chứng, tiêu bản đúc cắt gan chuột cho thấy các tế bào gan ở nhóm cho uống cao chiết cũng ít bị phá hủy hơn so với nhóm đối chứng.
Đã nghiên cứu phân đoạn dịch chiết lá vối cho thấy: Cao phân đoạn n-hexane có hoạt tính hạ đường huyết là tốt nhất, tiếp theo là cao phân đoạn ethylacetate và cao n-buthanol, các phân đoạn này đều có khả năng ức chế α-glucosidase với các IC50 tương ứng: 5,037±0,6; 5,766±0,3; 8,011±0,7μg/ml. Lựa chọn 3 cao chiết phân đoạn này để phân lập và xác định được các thành phần hóa học: H1: b-Sitosterol, H2: b-sitosterol-glucopyranoside, H6: 2’,4’-dihydroxy-6’-methoxy-3’,5’-dimethylchalcone, LVE2 : 3b-hydroxy-olean-12(13)-en-28-oic acid, C3: 3β-hydroxy-lup-20(29)-en-28-oic acid, LVE4: 2a,3β,23-trihydroxy-urs-12en-28-oic acid, C7: quercetin. Có 4/7 chất tinh sạch có khả năng ức chế α-glucosidase: H6, C3, LVE2, LVE4 lần lượt có IC50 là 4,3±0.2; 3,6±0.5; 6,1±0,3; 5,7±0,5 μg/ml.
Đã nghiên cứu phân đoạn dịch chiết lá chè đắng: Cao phân đoạn n-hexane thể hiện hoạt tính hạ đường huyết tốt nhất, đồng thời có khả năng ức chế 55% hoạt tính của α-glucosidase tại nồng độ 7,84μg/ml. Tiến hành phân lập trên phân đoạn n-hexane thu được 1 hợp chất H4 duy nhất là 24-methyl (3b-hydroxy-lup-20(29)-en-24-oic acid) ester: ức chế 59,5% hoạt tính của α-glucosidase tại nồng độ 4μg/ml.
Đã bào chế chế phẩm Thivoda có nguồn gốc từ thực vật gồm thân và lá chó đẻ răng cưa, lá vối, nụ vối, lá chè đắng, dây thìa canh. Chế phẩm Thivoda có khả năng hạ đường huyết trên chuột nhắt ĐTĐ type 2 về 7,5±1,4 mmol/l tương đương mức giảm 71% và có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Chế phẩm Thivoda có khả năng: ức chế 60,6% hoạt tính α-glucosidase tại nồng độ 6,7±0,4 μg/ml. Đồng thời chưa xác định được liều gây độc LD50, do đó có thể khẳng định chế phẩm Thivoda tương đối an toàn.

Xem thông tin chi tiết.

 VNU Media - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :