Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Phạm Thị Duyên Thảo
Tên đề tài luận án: Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: PHẠM THỊ DUYÊN THẢO   
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 05/05/ 1977                                               
4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4150/ QĐ-SĐH ngày 15/7/2008
6. Các thay đổi trong quá trình đạo tạo:  Không
7. Tên đề tài luận án: Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay
8. Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật.    9. Mã số: 62.38.01.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Hồng Thái
11. Tóm tắt các kết quả mới của Luận án:
Luận án đã đạt được các kết quả mới cơ bản sau đây:
- Luận án đã mô tả khái quát được các mô hình giải thích pháp luật trên thế giới, chỉ ra đặc trưng của từng mô hình và các nguyên nhân mang quyết định đối với đặc điểm của mỗi mô hình.
- Luận án đã lập luận và chứng minh: giải thích pháp luật là một hoạt động độc lập, có bản chất là nhận thức pháp luật, tập trung chủ yếu nhất tại nơi gặp vướng mắc về pháp luật trong quá trình áp dụng.
- Luận án đã đưa ra nhận định: trong hai hình thức cơ bản của giải thích pháp luật chính thức, thì hình thức giải thích pháp luật mang tính vụ việc của người áp dụng pháp luật là hình thức thể hiện tập trung nhất bản chất của hoạt động giải thích pháp luật.
- Luận án đã phân tích, đánh giá về những ưu và nhược điểm của các quy định pháp luật hiện hành về giải thích pháp luật ở Việt Nam.
- Luận án đã khái quát được thực tiễn hoạt động giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay, thông qua hoạt động giải thích pháp luật chính thức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, và việc “tham gia giải thích pháp luật” của các chủ thể khác như Chính phủ, các Bộ, Tòa án nhân dân Tối cao.
- Luận án đã luận giải hoạt động giải thích pháp luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội mặc dù được tiến hành rất ít, chưa hiệu quả nhưng đó chính là hoạt động giải thích pháp luật được ghi nhận trong Hiến pháp.
- Luận án đã luận giải “yếu tố giải thích pháp luật” chứa đựng trong các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh của Chính phủ, các Bộ, Tòa án nhân dân tối cao hiện nay ở Việt Nam chỉ là giải thích pháp luật trong quá trình xây dựng pháp luật, mà không phải là giải thích pháp luật chính thức theo đúng nghĩa của hoạt động này.
- Luận án đã luận giải và đưa các minh họa tòa án các cấp của Việt Nam, đặc biệt là Tòa án nhân dân Tối cao trong quá trình xét xử đã thường xuyên phải tiến hành giải thích pháp luật và đó chính là hình thức giải thích pháp luật mang tính vụ việc, tuy nhiên giải thích của tòa án chưa được thừa nhận và cũng không bị kiểm soát.
- Luận án đưa ra một giải pháp tổng thể nhằm giải quyết thực trạng và nâng cao chất lượng hoạt động giải thích pháp luật hiện nay là giải pháp Trao quyền giải thích pháp luật chính thức cho Tòa án – xây dựng mô hình Tòa án giải thích pháp luật ở Việt Nam.
- Luận án luận giải việc trao thẩm quyền giải thích pháp luật chính thức cho Tòa án ở Việt Nam là có cơ sở lý luận và thực tiễn, là phù hợp với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền và không có gì trái với nguyên tắc quyền lực nhân dân mà Đảng và Nhà nước ta đã ghi nhận.
Xem thông tin chi tiết.

 VNU Media - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :