Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của Nghiên cứu sinh Phạm Thị Lương Diệu
Tên đề tài luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1986 đến năm 2005

1.Họ và tên nghiên cứu sinh: PHẠM THỊ LƯƠNG DIỆU          
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 26 -10 -1980                                                           
4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2260/SĐH ngày 7-12-2006 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Những thay đổi trong quá trình đào tạo: không có
7. Tên đề tài luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1986 đến năm 2005
8. Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                     
9. Mã số: 62 22 56 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Đăng Tri
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Vấn đề phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã và đang rất được quan tâm, nghiên cứu, nhưng chủ yếu là trên góc độ kinh tế và chính trị học. Chưa có công trình chuyên luận nào về vấn đề này dưới góc độ lịch sử Đảng. Đây là một khoảng trống trong nghiên cứu, vì vậy, tôi chọn cách tiếp cận đề tài này dưới góc độ lịch sử Đảng – nhằm bổ cứu những khoảng trống nhận thức lịch sử đó.
Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề này và có những kết quả sau:
- Làm rõ quá trình phát triển về nhận thức, quan điểm của Đảng đối với vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, bắt đầu từ năm 1986 đến năm 2005 (có khái quát thêm ở những giai đoạn trước và sau thời gian này) để thấy sự tiến triển trong nhận thức của Đảng từ phủ nhận đến thừa nhận, khuyến khích và khẳng định vị thế của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam.
- Trình bày một cách có hệ thống quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân của Đảng trong 20 năm đầu thời kỳ đổi mới (1986-2005): từ những chính sách dè dặt ban đầu sau đó ngày càng có những chính sách táo bạo, phù hợp hơn khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển trong thời kỳ đổi mới – để nó trở thành một trong những “động lực của nền kinh tế quốc dân”.
- Nêu khái quát quá trình phát triển của kinh tế tư nhân và đóng góp của khối kinh tế này đối với nền kinh tế đất nước trong những năm 1986-2005.
- Phân tích, đánh giá về ưu điểm, hạn chế trong sự lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và nêu một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng sự lãnh đạo của Đảng đối với thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Ngoài ra, luận án đã tập hợp, hệ thống hóa một cách cơ bản các tài liệu về đường lối và sự lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân cũng như sự phát triển của thành phần kinh tế này từ khi kinh tế tư nhân được coi là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân…
Xem thông tin chi tiết.

 VNU Media - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :