Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Thu Thủy
Tên đề tài luận án: "Quản lý đào tạo giảng viên lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới hiện nay"

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ THU THỦY                       
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 27/11/1977                                                          
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 197/SĐH ngày 03/8/2004 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Được phép chỉnh sửa tên đề tài lần 1 thành "Quản lý quá trình dạy học theo quan điểm hệ thống nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo giảng viên lý luận chính trị tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền" theo Quyết định số 187/QĐ-ĐT ngày 25/12/2006.
Được gia hạn đào tạo 12 tháng theo Quyết định số 151/QĐ-ĐT ngày 30/12/2008 của Chủ nhiệm khoa Sư phạm.
Được trả về cơ quan công tác theo Quyết định số 425/QĐ-ĐT ngày 30/12/2009 của Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục.
Được phép chỉnh sửa tên đề tài lần 2 thành "Quản lý đào tạo giảng viên lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới hiện nay" theo Quyết định số 494/QĐ-ĐT ngày 06/10/2011.
7. Tên đề tài luận án: "Quản lý đào tạo giảng viên lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới hiện nay"
8. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục                  
9. Mã số: 62 14 05 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Dương Xuân Ngọc, TS. Nguyễn Quốc Chí
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Về lý luận: luận án đã hệ thống hoá lý thuyết về quản lý đào tạo nói chung, quản lý đào tạo giảng viên lý luận chính trị nói riêng. Trên cơ sở phân tích những đặc trưng của khoa học lý luận chính trị, luận án đã xác định mô hình cấu trúc năng lực, phẩm chất đặc thù của giảng viên lý luận chính trị. Họ phải là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, có ý chí phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp. Họ vừa phải có năng lực giảng dạy, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực quản lý, lại vừa phải có năng lực tuyên truyền, năng lực hoạt động chính trị thực tiễn. Dựa trên tiếp cận quản lý đào tạo theo mục tiêu kết hợp với mô hình CIPO, luận án phân tích đặc điểm của thời kỳ đổi mới và vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị trong bối cảnh hiện nay, từ đó chỉ ra những yêu cầu cụ thể với từng yếu tố của quá trình quản lý đào tạo để có thể đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình.
Về thực tiễn: Luận án đã phân tích, chỉ ra những bất cập trong quản lý đào tạo giảng viên lý luận chính trị hiện nay trong tương quan với những yêu cầu, đòi hỏi của thời kỳ đổi mới, đồng thời xác định nguyên nhân của những bất cập đó. Luận án cũng đề cập đến những kinh nghiệm được đúc kết qua thực tiễn quản lý đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Giáo dục chính trị, trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội, phục vụ cho đối chiếu, so sánh, củng cố các nhận định và cung cấp thêm cơ sở để luận án đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo.
Trên cơ sở quán triệt các nguyên tắc thực tiễn, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc kế thừa và phát triển, luận án đã đề xuất 8 giải pháp quản lý đào tạo giảng viên lý luận chính trị theo tiếp cận mục tiêu đào tạo thời kỳ đổi mới hiện nay: Mở các chuyên ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị trình độ đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo các môn khoa học chính trị; Xác định chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra hệ đào tạo giảng viên lý luận chính trị; Đa dạng hóa các kênh thông tin quảng bá, tạo nguồn tuyển sinh; Đảm bảo tính khoa học, hiện đại, hệ thống của nội dung chương trình đào tạo; Ban hành và hoàn thiện các bộ quy chế, quy định về chế độ công tác của giảng viên; Thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giảng viên các cơ sở đào tạo giảng viên lý luận chính trị; Thực hiện chế độ đãi ngộ đối với sinh viên hệ đào tạo giảng viên lý luận chính trị; Đa dạng hóa các hình thức thi, kiểm tra trong quá trình đào tạo.
Luận án đã thử nghiệm một giải pháp tạo nguồn tuyển sinh cho các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị bằng việc phối hợp với Tỉnh Đoàn và trường Chính trị tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Sóc Trăng để tổ chức tư vấn trực tiếp về ngành nghề cho các thí sinh tương lai trước mùa tuyển sinh năm 2011. Đồng thời, luận án đã tiến hành xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia là Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường chính trị tỉnh, thành phố; cán bộ quản lý cấp khoa, bộ môn của các khoa lý luận chính trị, khoa Mác - Lênin; giảng viên trực tiếp giảng dạy các môn lý luận chính trị tại một số trường đại học, Học viện trên địa bàn Hà Nội và nhận được sự đồng thuận cao về tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất.

Xem thông tin chi tiết.

 VNU Media - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :