Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS Của NCS Đào Thị Thanh Thủy
Tên đề tài luận án: “Quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”

1. Họ và tên Nghiên cứu sinh: ĐÀO THỊ THANH THỦY     

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 30/8/1959                                                           

4. Nơi sinh: Quảng Ngãi

5. Quyết định công nhận Nghiên cứu sinh số: 1990/SĐH, ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: “Quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”

8. Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục                                           

9. Mã số: 62 14 05 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Lộc; PGS.TS Đặng Thành Hưng

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

Hiện nay, các cơ sở dạy nghề (CSDN) của các địa phương vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung chủ yếu đang quản lý đào tạo theo kiểu truyền thống mà chưa quản lý theo chu trình đào tạo; mặt khác, các cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề cũng chưa “vào cuộc”, chưa quan tâm chỉ đạo các CSDN trên cùng địa bàn cũng như trong toàn vùng liên kết chặt chẽ với nhau trong việc phối hợp đào tạo và cung ứng nhân lực kỹ thuật (NLKT) cho các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất (gọi tắt chung là KCN). Do vậy, công tác đào tạo NLKT tại vùng KTTĐ miền Trung chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các KCN cả về chất lượng, số lượng cũng như cơ cấu ngành nghề và trình độ. 

Nhằm góp phần khắc phục tình trạng nói trên, Luận án đã đề xuất 6 giải pháp: (1) Xác định nhu cầu đào tạo NLKT của các  KCN; (2) Lập kế hoạch và thiết kế đào tạo; (3) Tổ chức liên kết đào tạo giữa Nhà trường và Doanh nghiệp trong KCN; (4) Đánh giá kết quả đào tạo và giới thiệu việc làm cho HS/SV tốt nghiệp; (5) Thiết lập mối liên kết giữa các CSDN trong cùng địa bàn, địa phương; (6) Thành lập Hội đồng điều phối đào tạo NLKT cấp vùng.

Những giải pháp này góp phần đổi mới công tác quản lý đào tạo nghề từ vi mô đến vĩ mô, với mục đích đào tạo đáp ứng nhu cầu về NLKT cho nhu cầu phát triển của các KCN vùng KTTĐ miền Trung.

Xem thông tin chi tiết.

 VNU Media - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :