Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Vũ Tú Quyên
Tên đề tài luận án: “Quá trình biến đổi kinh tế – xã hội của người La Ha từ sau ngày Đổi mới (1986) đến nay (Trường hợp người La Ha ở bản Nậm Khao, xã Tân Lập, Mộc Châu, Sơn La)”

>>> English

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: VŨ TÚ QUYÊN                 

2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/08/1977                                                           
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 149/SĐH, ngày 6/7/2005 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: quyết định thay đổi đề tài luận án số 267/XHNV-KH&SĐH ngày 10/5/2007; quyết định gia hạn số 353/QĐ-KH&SĐH ngày 09/06/2009; công văn về thời hạn học tập của NCS số 1137/XHNV-SĐH ngày 28/12/2010.
7. Tên đề tài luận án: “Quá trình biến đổi kinh tế – xã hội của người La Ha từ sau ngày Đổi mới (1986) đến nay (Trường hợp người La Ha ở bản Nậm Khao, xã Tân Lập, Mộc Châu, Sơn La)”
8. Chuyên ngành: Dân tộc học                                    
9. Mã số: 62.22.70.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Lương
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống đầu tiên về biến đổi kinh tế - xã hội của người La Ha trước và sau Đổi mới tại bản Lót, xã Ít Ong, huyện Mường La, đặc biệt là từ sau di dời tái định cư tại bản Nậm Khao, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
- Góp thêm tư liệu để nghiên cứu so sánh về lĩnh vực này của người La Ha ở những địa phương khác hay với những tộc người khác trong khu vực.
- Kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ giúp người đọc hiểu biết thêm quá trình biến đổi về kinh tế - xã hội của người La Ha, mà còn có những đóng góp thiết thực trong việc rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hoạch định các chính sách dân tộc nói chung về bảo tồn văn hóa tộc người, nhất là các tộc người có số dân ít, dễ bị tác động, đặc biệt là các chính sách và giải pháp phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và văn hoá tại địa bàn tái định cư.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án sẽ là tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu chuyên ngành Dân tộc học, đặc biệt là Dân tộc học ứng dụng. Ngoài ra, luận án cũng có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo đối với các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương trong việc hoạch định những chính sách và giải pháp phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và văn hoá tại địa bàn tái định cư vùng lòng hồ các công trình thủy điện.

 VNU Media - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :