1. Họ và tên nghiên cứu sinh: LÊ VĂN PHONG
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 10 /10/ 1982.
4. Nơi sinh: Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4152/QĐ-SĐH, ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định điều chỉnh tên đề tài luận án số 1478/QĐ-SĐH ngày 10 tháng 3 năm 2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Tên đề tài luận án: Hội Truyền bá Quốc ngữ và tác động của nó đến xã hội Việt Nam (1938 - 1945).
8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Cận đại và Hiện đại.
9. Mã số: 62 22 54 05
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Xanh.
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Trình bày quá trình ra đời và hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ từ năm 1938 đến năm 1945; dựng lại bức tranh toàn cảnh, sinh động từ hoàn cảnh ra đời, tồn tại, hoạt động đến những tác động của Hội đối với xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
- Phân tích những tác động của Hội Truyền bá Quốc ngữ đến xã hội Việt Nam như: xóa nạn mù chữ, phổ biến chữ Quốc ngữ, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu; tác động đến phong trào cách mạng 1939 – 1945, trực tiếp nhất là phong trào cứu đói ở miền Bắc và cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.
- Phân tích những nguyên nhân đưa đến sự thành công của Hội, trong bối cảnh bị kìm kẹp của chính quyền cai trị.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu trong luận án có thể sử dụng phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử dân tộc và văn hóa ở các trường đại học, cao đẳng.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu và làm rõ vai trò truyền bá Quốc ngữ của các nhà trí thức Việt Nam thời bấy giờ.
14 Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Lê Văn Phong (2007), “Nguyễn Văn Tố - Người sáng lập và lãnh đạo Hội Truyền bá Quốc ngữ”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại Học Vinh (3B), tr. 67 - 72.
- Lê Văn Phong (2008), “Đông Kinh nghĩa thực với quá trình phổ biến chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XX ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin Khoa học - Công nghệ Nghệ An (2), tr. 49 - 52.
- Lê Văn Phong (2011), “Hội Truyền bá Quốc ngữ Trung kỳ 1939 – 1945”, Tạp chí Khoa học xã hội, Viện khoa học xã hội Việt nam (4), tr. 53 - 57.
- Lê Văn Phong (2011), “Lại bàn về người Hội trưởng Hội truyền bá Quốc ngữ Trung kỳ 1939 – 1945”, Tạp chí Huế Xưa và Nay (107), tr. 83 - 87.
- Lê Văn Phong (2012), “Sự phổ biến chữ Quốc ngữ trên Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí”, Tạp chí Xưa và Nay (413), tr. 14 - 17.
- Lê Văn Phong (2014), “Hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ (1938 – 1945)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (282), tr. 90 - 94.
|