Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Mỹ Vân
Tên đề tài luận án: Chính sách giao đất giao rừng và Sinh kế bền vững cho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ MỸ VÂN  

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 10/08/1969

4. Nơi sinh: Quảng Trị, Việt Nam

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3678/QĐ-SĐH, ngày 28/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Thay đổi tên đề tài theo Quyết nghị của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở luận án tiến sĩ ngày 20/03/2014, để phù hợp hơn với bối cảnh thực tế của địa phương. Tên cũ của luận án “Chính sách quản lý rừng và sinh kế bền vững cho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế, đổi thành “Chính sách Giao đất giao rừng và sinh kế bền vững cho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế

7. Tên đề tài luận án: Chính sách giao đất giao rừng và Sinh kế bền vững cho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế  

8. Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững

9. Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  PGS.TS Vũ Hào Quang; TS. Võ Thanh Sơn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Từ dữ liệu khảo sát thực tế tại 4 cộng đồng tộc người, gồm Kinh, Tà Ôi, Pa Cô và Cơ Tu trên địa bàn 6 xã của huyện A Lưới, luận án đã vẽ ra một bức tranh tương đối đầy đủ về quá trình triển khai chính sách giao đất giao rừng trên địa bàn huyện; qua đó phân tích được những ưu điểm và những khiếm khuyết trong quá trình thực thi chính sách tại địa phương.

- Luận án đã mô tả và phân tích những điểm nổi bật nhất về sinh kế hiện nay của 4 tộc người trên địa bàn, đặc biệt là vấn đề nghèo đói, mất an ninh lương thực và suy giảm đất canh tác của các hộ gia đình.

- Bằng các lý thuyết và phương pháp điều tra xã hội học, luận án đã xác định được những nguyên nhân gây nên hiện tượng bất bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực giữa các nhóm hộ gia đình và giữa các tộc người trên địa bàn, từ đó lý giải các mẫu thuẫn, xung đột về lợi ích nhóm và sự phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng.

- Luận án đã vận dụng tiếp cận Sinh kế bền vững và Sinh thái nhân văn để phân tích những thay đổi về các nguồn tài nguyên và nguồn lực sinh kế của các tộc người trên địa bàn kể từ khi chương trình GĐGR được triển khai, từ đó đề xuất các khuyến nghị dựa trên cơ sở thực tiễn của địa bàn nghiên cứu.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Những phát hiện trong nghiên cứu là nguồn tư liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong việc rà soát lại, điều chỉnh, và bổ sung các nội dung của chính sách giao đất giao rừng đang được thực thi tại các cộng đồng dân tộc thiểu số sống ở các vùng đồi núi của Việt Nam.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Giao đất giao rừng đã, đang và còn tiếp diễn trong những năm tới trên phạm vi cả nước. Cần tiếp tục nghiên cứu, so sánh, đánh giá việc triển khai và tiếp nhận cùng một chính sách đối với cùng một tộc người, nhưng ở các địa bàn khác nhau, ở các vùng sinh thái khác nhau, để có những thay đổi, điều chỉnh về mặt chính sách phù hợp với văn hóa của các tộc người, nhằm đem lại sinh kế bền vững cho các cộng đồng dân tộc thiểu số.

- Nghiên cứu những thay đổi về môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện A Lưới sau GĐGR.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

[1]. Nguyễn Thị Mỹ Vân (2009), “Tiếp cận sinh kế bền vững trong hoạt động xóa đói giảm nghèo”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Cán bộ nữ, Đại học Khoa học Huế, Huế,

tr. 286-292.

[2]. Nguyễn Thị Mỹ Vân (2013), “Các yếu tố gây rủi ro cho sinh kế của các tộc người ở huyện vùng núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (10), tr. 43-50.

[3]. Nguyễn Thị Mỹ Vân (2013), “Giao đất giao rừng ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế: Chính sách và thực tiễn”, Tạp chí Dân tộc học, (3), tr. 26-34.

[4]. Nguyễn Thị Mỹ Vân (2013), “Suy giảm tài nguyên đất và khả năng ứng phó của người dân ở vùng đồi núi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Trong: Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Nâng cao sức chống chịu trước biến đổi khí hậu. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 363-374.

[5]. Nguyễn Thị Mỹ Vân (2014), “Những bất cập trong quản lý rừng tự nhiên ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế”, Tạp chí Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, (7), tr. 31-33.


 

 Đức Lợi - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :