1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN NGỌC ANH
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 18/11/1982
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 5429/QĐ-SĐH ngày 30/10/2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Đặc điểm và tiến hóa thạch động lực các thành tạo trầm tích tầng mặt vùng biển nông ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh.
8. Chuyên ngành: Thạch học
9. Mã số: 62 44 57 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Vượng; PGS.TS Trần Đức Thạnh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
(1) - Các thành tạo trầm tích tầng mặt vùng biển nông ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh có thành phần hạt vụn chủ yếu là thạch anh và mảnh đá ít mảnh vụn sinh vật, được chia thành 11 trường trầm tích trong đó trường cát bột có diện phân bố lớn nhất ở phía bắc đảo Cát Bà, trường sạn có diện phân bố nhỏ nhất bao gồm sạn lục nguyên cát bột kết ở gần bờ và sạn laterit màu nâu đỏ mài tròn tốt ở xa bờ. Độ hạt trầm tích có xu hướng mịn dần từ gần đảo ra xa đảo. Hàm lượng và có xu hướng tăng dần từ bờ ra xa bờ, trong khi đó hàm lượng lại có xu hướng giảm dần từ bờ ra xa bờ.
(2) - Lịch sử tiến hóa thạch động lực các thành tạo trầm tích tầng mặt khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh ghi nhận 18 tướng trầm tích trong 4 giai đoạn tiến hóa là giai đoạn biển tiến Pleistocen muộn (biển tiến Vĩnh Phúc), giai đoạn biển thoái cuối Pleistocen muộn (1 tướng), giai đoạn biển tiến Flandrian (4 tướng) và giai đoạn biến thoái sau biển tiến Flandrian và biển tiến hiện đại (13 tướng). Trong giai đoạn biển tiến Pleistocen muộn (biển tiến Vĩnh Phúc) đến biển tiến Flandrian, các vật liệu trầm tích có xu hướng di chuyển về phía nam. Trong giai đoạn từ sau biển tiến Flandrian đến biển tiến hiện đại, các vật liệu trầm tích có xu hướng di chuyển về phía đông và đông nam, riêng ở khu vực vịnh Bái Tử Long có xu hướng di chuyển về hai phía đông bắc và tây nam theo hình dạng kéo dài của vịnh
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Luận án góp phần xây dựng tiền đề tìm kiếm sa khoáng biển trong trầm tích Đệ tứ ở Việt Nam.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Ứng dụng địa tầng phân tập vào nghiên cứu các thành tạo trầm tích Đệ tứ vùng biển nông ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Nguyễn Ngọc Anh (2008), “Chương trình máy tính phân loại trầm tích dựa trên tỷ số sỏi – cát – bột - sét”, Tuyển tập các báo cáo Hội nghị toàn quốc lần I: Địa chất Biển Việt Nam & Phát triển bền Vững, tr. 716 – 720.
[2] Trần Đức Thạnh, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Hữu Cử, Đinh Văn Huy, Đặng Hoài Nhơn, Nguyễn Thị Kim Anh (2008), “Những đặc trưng cơ bản của vịnh Tiên Yên – Hà Cối”, Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển T. XIII, tr. 5 – 27.
[3] Nguyễn Ngọc Anh (2009), “Chuyển đổi tự động tần suất khối lượng sang tần suất xuất hiện trong phân phối cấp hạt trầm tích”, Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển T. XIV, tr. 107 – 110.
[4] Nguyễn Ngọc Anh (2009), “Tính toán tự động các thông số độ hạt trầm tích”, Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển T. XIV, tr. 111 – 114.
[5] Nguyễn Ngọc Anh (2009), “Chương trình tính toán mô tả phân bố cấp hạt trầm tích”, Tuyển tập báo cáo khoa học 50 năm thành lập Đại học Thủy lợi: Tiểu ban Thủy động lực sông biển, tr. 37 – 43.
[6] Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Văn Vượng, Trần Nghi (2011), “Giải đoán động lực môi trường trầm tích trên cơ sở phân bố kích thước hạt cát”, Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc lần thứ V: Tiểu ban Địa lý, Địa chất và Địa vật lý biển, tr. 374 – 381.
[7] Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Văn Vượng, Trần Nghi, Trần Đức Thạnh (2011), “Đặc điểm thống kê kích thước hạt trầm tích vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh”, Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc lần thứ V: Tiểu ban Địa lý, Địa chất và Địa vật lý biển, tr. 390 – 396.
[8] Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Văn Vượng (2012), “Chương trình máy tính xác định xu hướng di chuyển trầm tích và áp dụng thử nghiệm ở vùng biển ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T. 12(1), tr. 17 – 26.
|